Câu Điều Kiện (Conditional Sentences) - Công Thức, Cách Dùng & Luyện Tập Chi Tiết

08:52, 09/04/2022

Câu Điều Kiện (Conditional Sentences) - Công Thức, Cách Dùng & Luyện Tập Chi Tiết

câu điều kiện

Câu điều kiện là một cấu trúc ngữ pháp được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp và thi cử tiếng Anh, tuy nhiên vẫn còn một số bạn vẫn chưa biết cách sử dụng và phân biệt các loại điều kiện. Hiểu được điều đó, trong bài viết này, Bình Minh sẽ tổng hợp lý thuyết giúp bạn nắm vững cách dùng, công thức câu điều kiện, cũng như cung cấp các bài tập và lời giải để luyện tập ngay phần kiến thức quan trọng này. 


A. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 0

1. Định nghĩa: 

Câu điều kiện loại 0 là câu dùng để diễn tả một sự thật, chân lý, hoặc thói quen sẽ xảy ra khi điều kiện nói tới xảy ra trước.

2. Công thức: 

Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề chính

If + thì hiện tại đơn

If + S + V (s, es)

S + thì hiện tại đơn

(S + V (s, es)

If + thì hiện tại đơn

V/ don’t V

If + thì quá khứ đơn

S + thì quá khứ đơn

* Lưu ý: 

- Mệnh đề điều kiện (mệnh đề if) có thể đứng ở vế đầu hoặc vế sau của câu. 

3. Cách dùng:

- Dùng để yêu cầu, nhờ vả, giúp đỡ hoặc nhắn nhủ một điều gì đó.

Eg: If you can play UNO, teach me how to play. (Nếu bạn có thể chơi UNO, hãy dạy tôi cách chơi.)

- Dùng để diễn tả một thói quen,hành động hoặc sự việc xảy ra thường xuyên.

Eg: I usually cycle on weekends if the weather is good. (Tôi thường đạp xe vào cuối tuần nếu thời tiết tốt.)


B. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 1

1. Định nghĩa: 

Câu điều kiện loại 1 là câu dùng để dự đoán một hành động, sự việc có thể xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai khi có một điều kiện nhất định xảy ra trước.

2. Công thức: 

Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề chính

If + S + V (s, es)

S + will + V (nguyên mẫu)

If + thì hiện tại đơn

S + will + động từ nguyên mẫu

* Lưu ý: 

- Trong một số trường hợp, "will" có thể được thay thế bằng "must/should/have to/ought to/can/may".

+ Mệnh đề điều kiện (mệnh đề if) có thể đứng ở vế đầu hoặc vế sau. Mệnh đề if thường được chia ở thì hiện tại đơn và mệnh đề chính chia ở thì tương lai đơn.

3. Cách dùng:

- Dùng để dự đoán hành động, sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Eg: If I get up early, I'll go to work on time. (Nếu tôi dậy sớm, tôi sẽ đi làm đúng giờ.)

- Dùng để đề nghị hoặc gợi ý.

Eg: If you buy me an ice cream, I'll take you to school. (Nếu bạn mua cho tôi một cây kem, tôi sẽ đưa bạn đến trường.)

- Dùng để cảnh báo hoặc đe dọa.

Eg: If you don't do your homework, you will be penalized by the teacher. (Nếu bạn không làm bài tập, bạn sẽ bị giáo viên phạt.)

4. Những lưu ý khi sử dụng câu điều kiện loại 1:

- Có thể sử dụng thì hiện tại tiếp diễn hoặc thì hiện tại hoàn thành trong mệnh đề if.

Eg: If I keep working, I will finish reporting in an hour. (Nếu tôi tiếp tục làm việc, tôi sẽ hoàn thành báo cáo sau một giờ.)

- Một số ít trường hợp câu điều kiện loại 1 có thể sử dụng thì tương lai tiếp diễn hoặc thì tương lai hoàn thành ở mệnh đề chính.

Eg: If I go to the cinema early, I will be watching the movie. (Nếu tôi đến rạp chiếu phim sớm, tôi sẽ được xem phim.) 


C. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 2

1. Định nghĩa: 

Câu điều kiện loại 2 là câu dùng để diễn tả một hành động, sự việc có thể sẽ không xảy ra trong hiện tại và tương lai dựa vào một điều kiện không có thật ở hiện tại.

2. Công thức: 


Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề chính

If + S + V-ed/V2

S  + would/could/should... + V-inf

If + (HTĐ/QKĐ/QKHT)

Quá khứ đơn

S + would/could/should... + V-inf

S + would/could/should... + be + V-ing

* Lưu ý: Người bản xứ thường sử dụng dùng "were" ở tất cả các ngôi thay cho "was".

3. Cách dùng:

- Dùng để diễn tả một hành động, sự việc có thể sẽ không xảy ra ở hiện tại hoặc trong tương lai.

Eg: If I were rich, I would buy that car. (Nếu tôi giàu có, tôi sẽ mua chiếc xe đó.)

=> Hành động "mua xe" có thể sẽ không xảy ra trong tương lai bởi anh ấy hiện tại không phải là người "giàu".

- Dùng để khuyên bảo, đề nghị hoặc yêu cầu.

Eg: If I were you, I wouldn't buy it. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ không mua nó.)

=> Hành động "mua" sẽ không xảy ra bởi "tôi" không phải là "bạn".

4. Biến thể của câu điều kiện loại 2: 

a) Biến thể mệnh đề chính

If + Thì quá khứ đơn, S + would/could/might/had to... + be + V-ing

Eg: If it were Monday, I would be working at the company. (Nếu hôm nay là thứ Hai, tôi sẽ đang làm việc ở công ty.)

If + Thì quá khứ đơn, Thì quá khứ đơn

Eg: If I finished my work yesterday, I was free today. (Nếu hôm qua tôi đã hoàn thành công việc của mình thì hôm nay tôi đã rảnh rỗi.)

b) Biến thể mệnh đề if

If + Thì quá khứ tiếp diễn, S + would/could + V-inf

Eg: If you were studying then I wouldn't bother you. (nếu bạn đang học thì tôi sẽ không làm phiền bạn.)


D. CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 3

1. Định nghĩa: 

Câu điều kiện loại 3 là câu dùng để diễn tả một hành động, sự việc đã không xảy ra trong quá khứ bởi điều kiện nói tới đã không xảy ra.

2. Công thức:

Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề chính

If + S + had + Vpp/V-ed

S  + would/could/might + have + Vpp/V-ed

If + thì quá khứ hoàn thành

S + would/could/might + have + quá khứ phân từ


* Lưu ý: Cả "would" và "had" đều có thể viết tắt thành "'d" nên để phân biệt, các bạn cần chú ý rằng "would" không xuất hiện ở mệnh đề if nên khi viết tắt ở mệnh đề này thì đó chính là "had".

3. Cách dùng: 

- Diễn tả một hành động, sự việc đã không xảy ra trong quá khứ.

Eg: If I had seen you then, I would have invited you to dinner. (Nếu tôi nhìn thấy bạn lúc đó, tôi đã mời bạn ăn tối.)

=> Ta thấy được điều kiện "nhìn thấy" đã không xảy ra nên hành động "mời bạn ăn tối" cũng đã không xảy ra.

- Sử dụng "might" để diễn tả một hành động, sự việc đã có thể xảy ra trong quá khứ những không chắc chắn.

Eg: If I had played better, I might have won. (Nếu tôi chơi tốt hơn, tôi có thể đã thắng.)

=> Ta thấy được sự việc "chiến thắng" không chắc chắn sẽ xảy ra trong quá khứ kể cả khi điều kiện nói tới "chơi tốt hơn" có thật.

- Sử dụng "could" để diễn tả một hành động, sự việc đủ điều kiện xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện nói tới xảy ra.

Eg: If I had enough money, I could have bought the phone. (Nếu tôi có đủ tiền, tôi đã có thể mua điện thoại.)

=> Ta thấy được sự việc "mua điện thoại" đã đủ điều kiện để xảy ra nếu điều kiện nói tới "đủ tiền" xuất hiện.

4. Biến thể của câu điều kiện loại 3:

- Đối với trường hợp sử dụng điều kiện quá khứ nhưng đề cập đến kết quả mà hành động chưa hoàn thành hoặc liên tục (mệnh đề chính là thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn).

If + S + had + Vpp, S + would + have + been + V-ing

Eg: If the weather had been better, I'd have been sitting in the garden when he arrived. (Nếu thời tiết tốt hơn, tôi đã ngồi trong vườn khi anh ấy đến.)

- Trường hợp dùng câu điều kiện loại 3 với điều kiện có tính tiếp diễn, hoàn thành trong quá khứ.


If + S + had + been + V-ing, S + would + have/has + Vpp

Eg: If it hadn't been raining the whole week, I would have finished the laundry. (Nếu cả tuần trời không mưa thì tôi đã giặt xong quần áo rồi.)


E. CÂU ĐIỀU KIỆN HỖN HỢP

1. Câu điều kiện hỗn hợp loại 1: 

Giả thiết về một hành động, sự việc sẽ xảy ra ở hiện tại nếu điều kiện nói tới trong quá khứ có thật.

Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề chính

If + S + had + Vpp/V-ed

S  + would + V-inf

If + câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 2

* Lưu ý: Câu điều kiện hỗn hợp loại 1 có mệnh đề if sử dụng vế đầu câu điều kiện loại 3, vế sau là câu điều kiện loại 2.

Eg: If I had worked harder, then I would be rich now. (Nếu tôi làm việc chăm chỉ hơn, thì bây giờ tôi đã giàu có.)

=> Ta thấy được sự việc "giàu có" ở hiện tại không có thật bởi hành động "làm việc chăm chỉ" đã không xảy ra trong quá khứ.

2. Câu điều kiện hỗn hợp loại 2: 

Giả thiết về một hành động, sự việc sẽ xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện nói tới có thật.


Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề chính

If + S + V-ed

S  + would/could/might + have + Vpp/V-ed

If + câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 2

* Lưu ý: Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 có mệnh đề if sử dụng vế đầu câu điều kiện loại 2, vế sau là câu điều kiện loại 3.

Eg: If I were you, I would have bought it. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua nó.)

=> Ta thấy được hành động "mua" đã không xảy ra, bởi điều kiện "tôi là bạn" không có thật.

F. ĐẢO NGỮ CÂU ĐIỀU KIỆN

1. Công thức đảo câu điều kiện loại 1: 

Should + S + Vo, S + Will + Vo

Eg: Should I go to school  tomorrow, I will give my classmate this book. = If I go to school tomorrow, I will give my classmate this book

=> Dịch: Tôi có nên đi học vào ngày mai, tôi sẽ tặng bạn cùng lớp cuốn sách này. (Nếu tôi đi học ngày mai, tôi sẽ tặng bạn cùng lớp cuốn sách này.)

2. Công thức đảo câu điều kiện loại 2: 

Were + S + to + Vo, S + Would + Vo

Were + S + N/ adj, S + Would + Vo

Eg: Were I you, I would buy this house. => If I were you, I would buy this house.

=> Dịch: Tôi là bạn, tôi sẽ mua ngôi nhà này. => Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua ngôi nhà này.

3. Công thức đảo câu điều kiện loại 3: 

Had + S + V3/Ved, S + Would have + V3/Ved

Eg: Had he driven carefully, the accident wouldn't have happened. => If he had driven carefully, the accident wouldn't have happened.

=> Dịch: Anh ấy lái xe chậm lại, tai nạn đã không xảy ra. => Nếu anh ta lái xe chậm lại, tai nạn đó đã không xảy ra.


G. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC CỦA CÂU ĐIỀU KIỆN

1. Unless = If... not

Unless được sử dụng thay If… not trong tất cả các loại câu điều kiện.

a) Câu điều kiện loại 1: Unless + HTĐ

Eg: You will be sick if you don't stop eating.

=> You'll be sick unless you stop eating.

b) Câu điều kiện loại 2: Unless + QKĐ

Eg: If he wasn't very ill, he would be at work.

=> Unless he was very ill, he would be at work.

c) Câu điều kiện loại 3: Unless + QKHT

Eg: Our director would not have signed the contract if she hadn't had a lawyer present.

=> Our director would not have signed the contract unless she had had a lawyer present.


2.
Một số cụm từ đồng nghĩa thay thế if

Trong một số trường hợp điều kiện, bạn có thể thay if bằng

a) Suppose/Supposing (giả sử như): Đặt ra giả thiết.

Eg: Suppose I don’t arrive till after midnight, will the guest-house still be open?

b) Even if (ngay cả khi, cho dù): Diễn tả một điều kiện dù xảy ra hay không thì hiện mệnh đề chính cũng không thay đổi.

Eg: We are going to the beach even if it is raining. (Chúng ta sẽ ra bãi biển cho dù nếu trời có mưa)

c) As long as, so long as, provided (that), on condition (that) (miễn là, với điều kiện là): Ý chỉ điều kiện để thực hiện mệnh đề chính, không hẳn là giải thiết.

Eg: You can have a dog as long as you promise to take care of it.

=> Bạn có thể nuôi chó miễn là bạn hứa sẽ chăm sóc nó.

d) Without: không có – sử dụng trong trường hợp giả định mệnh đề chính sẽ thay đổi như thế nào nếu không có điều kiện.

Eg: Without water, life wouldn't exist.

=> If there were no water, life wouldn't exist.


3. Mệnh đề câu Wish/ If only

Wish là ước, sử dụng tương tự if only – nếu chỉ. Ý nghĩa thể hiện sự tiếc nuối và những điều muốn thay đổi trong quá khứ, hiện tại. Đồng thời là ước mơ ở tương lai.

a) Cách sử dụng “wish” trong tương lai

Dùng để diễn tả mong ước về một điều gì đó trong tương lai. Thì sử dụng là thì hiện tại đơn.

S + wish (es) + S + would/could + V1

Eg:

- He wishes he would be a designer in the future.

- I wish it would rain. The garden really needs some water.

Có thể không phải là ước mơ mà là ước muốn, mong muốn thay đổi, có thể đó là điều khiến bạn khó chịu. Sử dụng Wish đi kèm với would

* Lưu ý: “wish + would” là nói về điều gì đó ở hiện tại không thể thay đổi nên không nói đến quá khứ.

Eg: bạn có thể nói “I wish I didn’t eat so much chocolate” nhưng không thể nói “I wish I wouldn’t eat so much chocolate”.

b) Sử dụng “wish” ở hiện tại

Câu Wish ở hiện tại nói về những mong ước về sự việc không có thật ở hiện tại và có thể là giả định ngược lại so với thực tế.


S + wish (es) + S + V2/ed + ...

* Lưu ý: "to be: were/weren't"

Eg:

- I wish I knew what to do.

- If only I didn’t have so much homework I could go to the concert tonight. She has a lot of homework and she can’t go to the concert.

c) Wish sử dụng trong quá khứ

Thể hiện ước muốn về sự việc không có thật ở quá khứ, giả định điều ngược lại so với thực tế đã xảy ra.

S + Wish (es) + S+ QKHT.

Eg:

- I wish I’d studied harder when I was at school. He didn’t study harder when he was at school.

- She wishes she could have been there (She couldn't be there).

d) Một số cách sử dụng khác

Wish + to V

Eg: I wish to come home with you tomorrow.

Wish + O + N (đưa ra một lời chúc mừng, mong ước)

Eg: I wish you happiness and good health.

Wish + O + (not) to V…

Eg: I wish you not to go far…


H. BÀI TẬP VÀ LỜI GIẢI CÂU ĐIỀU KIỆN

Exercise 1: Put the verbs in brackets into the correct tense.

1. If I _______ (be) you, I ____________ (race) to the airport to stop her from leaving by declaring my undying love for her.

2. If you ____________ (not/eat) that sandwich, you wouldn’t have suffered from food poisoning.

3. As long as you ________ (do) your best, nobody will criticize you.

4. You won’t receive any gifts this Christmas unless you __________ (behave) yourself.

5. If you saw your best friend cheating in the exam, ________ (you/ tell) the teacher about it?

6. Supposing the Internet ___________ (never/ invent), ___________ (things/be) different now?

7. Go and see a doctor in case you __________ (have) a serious illness.

8. He put the answerphone on in case anyone _____________ (want) to leave him a message.

9. I would have asked the man for his ID before I let him in, if I ____________ (be) you.

10. Even if he _________ (kneel) and ____________ (beg) me, I would not help him.

11. It’s always the same! If I __________ (decide) to leave the office early, my boss ______________ (call) me after I’ve left!

12. Thanks to Dr Elderstein, I’m still alive! If it ____________ (not/be) for him, I _________ (be) dead for sure!

13. If metal ________ (get) hot, it _________ (expand).

14. But for your help, I __________ (not/ be) able to quit smoking.

15. I lost my scholarship due to a C in philosophy! If only I __________ (pay) more attention to this subject.


Exercise 2: Choose the correct letter, A, B, C, or D

1. (Đề thi kiến nghị 30/4, 2018, THPT Chuyên Lê Quý Đôn) If the Moon _________ one orbit around the Earth and one complete revolution on its axis at the same rate, we sometimes ________ the other side of it.

A. won’t complete - will see

B. didn’t complete - would see

C. doesn’t complete - had seen

D. wouldn’t complete - see

2. (Đề thi kiến nghị 30/4, 2018, THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu) __________, what would you bring back?

A. Think of going to Africa

B. Imagine to go to Africa 

C. If you should go to Africa

D. Supposing you went to Africa 

3. (Đề thi kiến nghị 30/4, 2018, THPT Chuyên Hùng Vương) “What would you do in my place?” - “Were _________ treated like that, I’d complain to the manager.”

A. I to be

B. I to had been

C. I have been

D. to I be

4. (Đề thi kiến nghị 30/4, 2018, THPT Chuyên Bảo Lộc) Were _______ my dad, I would never have started playing tennis in the first place.

A. it for

B. it to be for

C. it hadn’t been for

D. it not for

5. (Đề thi kiến nghị 30/4, 2018, THPT Chuyên Bến Tre) ___________, I could attend the conference now.

A. Were the flight to have taken off on time

B. Were it not for the abrupt delay

C. Were the flight not to have been postponed at last minutes

D. Were it to be a punctual flight

6. (Đề thi kiến nghị 30/4, 2018, THPT Chuyên Bến Tre) In your place, I ________ to others for help. There’s no way of getting the project finished yourself.

A. would have turned

B. must have turned

C. will turn

D. would turn

7. (Đề thi kiến nghị 30/4, 2018, THPT Chuyên Hùng Vương - Gia Lai) __________ him in York during your holiday, please give him my number.

A. Were you to meet

B. Had you to meet

C. Having met

D. Should you meet

8. (THPTQG, 2016) Without your help, I ___________ the technical problem with my computer the other day.

A. wouldn’t solve

B. couldn’t have solved

C. could solve

D. can’t solve

9. (THPTQG, 2018) If he didn't have to work today, he ______ his children to the zoo.

A. takes 

B. will take 

C. would take 

D. has taken

10. (THPTQG, 2020) If I _____ you, I would spend more time with the children.

A. would be 

B. were 

C. will be 

D. am

11. (Đề thi minh họa THPTQG, 2020) If I __________ just one year younger, I would be eligible for the scholarship.

A. am

B. will be

C. would be

D. were

12. (Đề thi minh họa THPTQG, 2018) If he were younger, he __________ a professional running competition now.

A. will join

B. had joined

C. would have joined

D. would join

13. If you ________ for a moment, I’ll have our chef prepare for you the best dish in our restaurant.

A. will wait 

B. would wait

C. waited 

D. had waited

14. “So, are you going to buy that dress?” - “If it _________ so expensive, I would.”

A. were

B. weren’t

C. hadn’t been

D. isn’t

15. “__________ you were ill, we wouldn’t have come.” - “Don’t be silly, I always enjoy your company.”

A. Were we to know 

B. Had we known

C. Should we have known

D. Had we to know

Keys

Exercise 1: 

 

Exercise 1: 

Câu

Đáp án

Giải thích

1

were - would race

Diễn tả một hành động, sự việc có thể sẽ không xảy ra trong tương lai dựa vào một điều kiện không có thật ở hiện tại => sử dụng câu điều kiện loại 2

→ “be” và “race” chia động từ là “were” và “would race”

2

hadn’t eaten

- Dấu hiệu: vế sau chia “wouldn’t have suffered” + hành động “eat” đã xảy ra trong quá khứ => Câu điều kiện loại 3

→ “not eat” chia động từ là “hadn’t eaten”

3

do

- Dấu hiệu: “will criticize” + hành động “do” có thể xảy ra => Câu điều kiện loại 1

→ “do” chia động từ là “do”

4

behave

- Dấu hiệu: “won’t receive” + hành động “behave” có thể xảy ra => Câu điều kiện loại 1

→ “behave” chia động từ là “behave”

5

would you tell

- Dấu hiệu: “saw” + hành động “tell” có thể không xảy ra vì hiện tại chưa “see” => Câu điều kiện loại 2

→ “you tell” chia động từ là “would you tell”

6

had never been invented - would things be

- Dấu hiệu: 

+ Chỗ trống 1: Internet đã được phát minh “invent” => Hành động “never invent” là hành động không có thật trong quá khứ

+ Chỗ trống 2: “now” => việc mọi thứ sẽ khác đi là việc không có thật ở hiện tại

=> Câu điều kiện loại hỗn hợp (3+2)

→ “never invent” và “things be” chia động từ là “had never been invented” và “would things be”

7

have

- Dấu hiệu: “go and see” => Câu điều kiện loại 0

→ “have” chia động từ là “have”

8

wanted 

- Dấu hiệu: “put” + hành động “want” là theo thói quen => Câu điều kiện loại 0

→ “want” chia động từ là “wanted”

9

were

- Dấu hiệu: “wouldn’t have asked” + điều kiện “I (be) you” không có thật => Diễn tả hành động không thể xảy ra trong quá khứ do điều kiện không thể có thật => Câu điều kiện loại hỗn hợp (2+3)

→ “be” chia động từ là “were”

10

knelt/ kneeled - begged

- Dấu hiệu: “would not help” + hành động “kneel” và “beg” có thể không có thật ở hiện tại hay tương lai => Câu điều kiện loại 2

→ “kneel” và “beg” chia động từ là “knelt/ kneeled” và “begged” 

11

decide - calls

- Dấu hiệu: “It’s always the same” => thói quen => Câu điều kiện loại 1

→ “decide” và “call” chia động từ là “decide” và “calls”

12

hadn’t been for - would be

- Dấu hiệu: 

+ Chỗ trống 1: Hành động không có bác sĩ chữa trị là điều kiện không có thật trong quá khứ, bởi thực tế bác sĩ đã chữa trị cho “tôi”

+ “I’m still alive” => hành động “be dead” là không có thật ở hiện tại

 => Câu điều kiện loại hỗn hợp (3+2)

→ “not be” và “be” chia động từ là “hadn’t been for” và “would be”

13

gets - expands

- Sự thật hiển nhiên: kim loại nóng thì nở ra => Câu điều kiện loại 0

→ “get” và “expand” chia động từ là “gets” và “expands”

14

wouldn’t have been

- Dấu hiệu:  “but for” => Câu điều kiện loại 3

→ “not be” chia động từ là “wouldn’t have been”

15

had paid

- Sự thật trong quá khứ là được điểm kém => Hành động chú ý hơn “pay more attention” là hành động không có thật trong quá khứ => Câu điều kiện loại 3

→ “pay” chia động từ là “had paid”

Exercise 2:

Câu

Đáp án

Giải thích

1

B

Diễn tả hành động không có thật ở hiện tại (Chúng ta không thể nhìn thấy mặt bên kia của Mặt Trăng) => Câu điều kiện loại 2 => Chọn “didn’t complete - would see”

2

D

Diễn tả hành động không có thật ở hiện tại (Chưa đi đến Châu Phi) => Câu điều kiện loại 2 => Chọn “Supposing you went to Africa”

3

A

- Diễn tả hành động không có thật ở hiện tại (với mục đích khuyên nhủ) => Câu điều kiện loại 2 

- Đảo ngữ were + S + to V/ N/ Adj=> Chọn “I to be”

4

D

- Điều kiện không có thật ở hiện tại, hành động không có thật ở quá khứ => Câu điều kiện loại hỗn hợp (2+3) 

- Đảo ngữ were + S + to V/ N/ Adj=> Chọn “it not for”

5

A

- Điều kiện không có thật ở quá khứ (sự thật là máy bay đã cất cánh trễ), hành động không có thật ở hiện tại (hiện tại không thể có mặt ở cuộc họp do trễ giờ bay) => Câu điều kiện loại hỗn hợp (3+2) 

- Đảo ngữ were + S + to V/ N/ Adj=> Chọn “Were the flight to have taken off on time”

Lưu ý: không chọn B và D vì đây là loại hỗn hợp, không phải loại 2; không chọn C vì sai cấu trúc

6

D

Diễn tả hành động không có thật ở hiện tại (sự thật là hiện tại chưa nhờ ai giúp) => Câu điều kiện loại 2 => Chọn “would turn”

Lưu ý: Loại 2 do câu sau vẫn chia thì hiện tại đơn => trong tương lai vẫn có thể nhờ giúp

7

D

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1: Should + S + V0 => Chọn “Should you meet”

8

B

Diễn tả hành động không có thật ở quá khứ (Dấu hiệu: “without”) => Câu điều kiện loại 3 => Chọn “couldn’t have solved”

9

C

Diễn tả hành động không có thật ở hiện tại (Phải đi làm nên không thể đưa con đi chơi) => Câu điều kiện loại 2 => Chọn “would take”

10

B

Diễn tả hành động không có thật ở hiện tại (tôi không phải bạn) => Câu điều kiện loại 2 => Chọn “were”

11

D

Diễn tả hành động không có thật ở hiện tại (thực tế là tôi quá tuổi) => Câu điều kiện loại 2 => Chọn “were

12

D

Diễn tả hành động không có thật ở hiện tại (thực tế là anh ta không tham gia do quá tuổi) => Câu điều kiện loại 2 => Chọn “would join

13

A

- Câu điều kiện loại 1 

- “will” có thể được dùng để thể hiện sự lịch sự 

=> Chọn “will wait

14

B

Diễn tả hành động không có thật ở hiện tại (váy đắt nên không mua) => Câu điều kiện loại 2 => Chọn “weren’t

15

B

- Diễn tả hành động không có thật ở quá khứ (Không biết là ốm nên vẫn đến) => Câu điều kiện loại 3 

- Đảo ngữ: Had + S + Vp2 

=> Chọn “Had we known





Giáo Dục BÌNH MINH