Bác Sĩ Vật Lý Trị Liệu Học Gì? Làm Gì? Cơ Hội Việc Làm? Ai Phù Hợp Với Ngành?

06:10, 09/04/2022
 Học Vật lý trị liệu ra làm gì là câu học được các bạn quan tâm đến ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng rất quan tâm. Đơn giản đó chính là vấn đề thiết yếu sau này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ. Một ngành nghề hứa hẹn có tương lai, ra trường dễ xin việc cùng mức thu nhập đáng mong ước chính là điều mong muốn của mỗi người. Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây:
Bác Sĩ Vật Lý Trị Liệu Học Gì? Làm Gì? Cơ Hội Việc Làm? Ai Phù Hợp Với Ngành?

A. NGÀNH VẬT LÝ TRỊ LIỆU LÀ GÌ? 
Theo Liên đoàn vật lý trị liệu quốc tế thế giới (WPCT) định nghĩa: “Vật lý trị liệu là một chuyên ngành trong Y Học Phục Hồi cung cấp cho mọi người những phương pháp điều trị nhằm duy trì, phát triển và phục hồi tối đa những trường hợp chấn thương, bệnh tật, suy giảm về vận động và chức năng trong quá trình phát triển con người. Các phương pháp điều trị Vật lý trị liệu chú trọng vào sự hồi phục, cải thiện, phòng ngừa, điều trị các chức năng vận động càng nhiều càng tốt”.
Vậy có thể hiểu đơn giản “vật lý trị liệu” là mảng lớn nhất thuộc y học phục hồi”. Là phương pháp phòng và chữa bệnh bằng cách sử dụng các tác nhân vật lý tự nhiên hay nhân tạo: nước, không khí, nhiệt độ, khí hậu, độ cao,...Đây là phương pháp điều trị không dùng thuốc phổ biến nhất hiện nay
Ngày nay vật lý trị liệu có vai trò quan trọng đối với các bệnh thường gặp phổ biến như tai biến mạch máu não, bại não, gãy xương, chấn thương, các bệnh chuyên khoa cơ xương khớp…nhờ có vật lý trị liệu mà tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt lên. 
B. HỌC NGÀNH VẬT LÝ TRỊ LIỆU THÌ SẼ HỌC GÌ? 
Khi theo học bạn sẽ được đào tạo một số kỹ năng cơ bản như:
– Điện di thuốc trị liệu. Đây là việc sử dụng dòng điện một chiều để di chuyển một số ion thuốc vào cơ thể. Nó có tác dụng chữa và điều trị bệnh. Loại trừ một số ion thuốc có hại , không tốt cho sức khỏe ra khỏi cơ thể.
– Điện xung trị liệu. Đây là phương pháp điều trị bằng các xung điện có tần số thấp và trung bình. Tùy thuộc vào bệnh của từng người mà có thể  đưa xung điện vào cơ thể.
– Kéo giãn cột sống. Phương pháp này vận dụng tác động cơ học để kéo giãn những khoảng giữa các đốt sống. Phương pháp này cũng đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị.
– Nhiệt trị liệu. Và đây là một phương pháp điều trị của Phục hồi Chức năng. Trong đó sử dụng các tác nhân gây nhiệt tác động vào cơ thể để mang lại hiệu quả điều trị.
C. CƠ HỘI VIỆC LÀM KHI HỌC NGÀNH VẬT LÝ TRỊ LIỆU ? 
Là một bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu phục hồi chức năng bạn có cơ hội làm việc tại:
  • Các bệnh viện của nhà nước: hầu hết các bệnh viện đa khoa từ trung ương cho đến địa phương thuộc biên chế của nhà nước đều có xây dựng khoa phục hồi chức năng riêng biệt. Sinh viên sau khi học xong ra có thể thi vào đây theo đúng quy định của kỳ thi công nhân viên chức nhà nước hoặc ký hợp đồng làm việc tại viện. Làm trong môi trường chính quy này bạn vừa có cơ hội tiếp xúc với nhiều kỹ thuật vật lý trị liệu và nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình.
  • Phòng khám, trung tâm phục hồi chức năng: Nhu cầu điều trị vật lý trị liệu là rất lớn. Vì vậy hiện nay đã có các phòng khám, trung tâm phục hồi chức năng riêng biệt được thành lập để phục vụ nhu cầu này của người dân. Những đơn vị tư nhân này luôn có những đãi ngộ tốt cho các kỹ thuật viên có chuyên môn giỏi.
  • Viện dưỡng lão: Người cao tuổi là một trong số các đối tượng điều trị của ngành vật lý trị liệu. Nguyên nhân là tuổi tác làm suy giảm chức năng các cơ quan và cần điều trị để phục hồi một cách tối đa các bệnh này. Đây là một trong những môi trường tiềm năng của kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
  • Các đoàn thể thao: Các vận động viên khi luyện tập, thi đấu để dính chấn thương là chuyện không xa lạ. Vì vậy trong các đoàn thể thao luôn có một đội ngũ y tế thường trực để kịp thời xử lý các trường hợp chấn thương. Hoặc luyện tập phục hồi cho các vận động viên.
  • Nếu không làm việc tại các cơ sở y tế hoặc đơn vị, kỹ thuật viên cũng có thể tự đi điều trị tại nhà cho người bệnh. Với những người không có thời gian đến tận nơi điều trị hoặc di chuyển khó khăn thì đã có dịch vụ điều trị tại nhà. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng nếu ra trường không xin được việc ngay. Chỉ cần bạn có kiến thức chuyên môn và kỹ năng tốt thì chắc chắn không bao giờ lo thất nghiệp.
D. MUỐN LÀM NGÀNH VẬT LÝ TRỊ LIỆU CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ? 
Không chỉ riêng ngành y mà hầu hết tất cả các ngành ngoài khác đều cần những tiêu chí khắt khe về mọi mặt như giao tiếp ứng xử với người khác, năng lực làm việc, chịu được áp lực công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên vật lý trị liệu là ngành có liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người nên nó càng cần sự cẩn thận, tỉ mỉ bên trong.  Nếu bạn đã và đang có ý định đi theo ngành bác sĩ vật lý trị liệu, hãy trang bị cho mình những yếu tố sau để tự tin và vững bước với nghề:
  • Có lòng yêu nghề: Bác sĩ là một trong những nghề cao quý được cả xã hội coi trọng. Bởi họ nắm trong tay tính mạng cùng với sức khoẻ của con người. Bởi vậy chỉ có những người yêu nghề, luôn giữ trong mình nhiệt huyết với nghề mới vững tay, bền chí cống hiến hết cho sự nghiệp cứu chữa bệnh này. Khi yêu nghề bạn mới có động lực để không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức và tay nghề chuyên môn.
  • Kiên nhẫn: Không giống như các chuyên ngành khác, ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng đều là các bệnh nhân cần quá trình điều trị dài ngày, phục hồi từng chút một. Bởi vậy bạn cũng cần là người có đức tính kiên nhẫn. Có như vậy mới giúp bệnh nhân từng bước chiến thắng bệnh tật, trở lại với cuộc sống bình thường.
  • Cầu tiến: Không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn là điều chung cần có ở tất cả các bác sĩ.
  • Có sự chính xác, cẩn thận: Là ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người, vì vậy người bác sĩ phải có được sự cẩn thận và tính chính xác cao.
  • Có sự tư duy và sáng tạo: Ngành vật lý trị liệu này có sử dụng nhiều các thiết bị máy móc hiện đại Để vận hành được nó thì các bác sĩ phải là người có tư duy tốt. Hầu hết các phương pháp, bài tập điều trị dành cho bệnh nhân đều bắt nguồn từ  công việc điều trị hàng ngày, các bác sĩ rút ra những kinh nghiệm Bởi vậy những bác sĩ có tư duy và sự sáng tạo tốt chính là phẩm chất cần có trong ngành này.
E. VẬY CÓ NÊN HỌC NGÀNH VẬT LÝ TRỊ LIỆU KHÔNG? AI SẼ PHÙ HỢP VỚI NGÀNH NÀY?
Học Vật lý trị liệu ra làm gì đều đem đến nguồn thu nhập tốt. Vật lý trị liệu hiện đang là một trong những ngành hot của Y học hiện đại. Nhu cầu xã hội lớn nhưng nguồn nhân lực còn đang rất hạn chế. Những năm gần đây các viện lớn từ trung ương cho đến địa phương các quận huyện, hoặc phòng khám, trung tâm được thành lập mới rất nhiều các phòng, khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng nhằm phục vụ nhu cầu khám và điều trị bệnh của người dân. Hoặc các vận động viên thể thao là những người tham gia tập luyện, thi đấu và thường xuyên gặp các chấn thương. Đây chính là công việc hứa hẹn cho các kỹ thuật viên vật lý trị liệu khi mà hầu hết các đoàn thể thao đều cần những bác sĩ, kỹ thuật viên như vậy.
Có một mức lương tốt cùng với một tương lai đầy hứa hẹn như vậy thì chắc bạn đã có câu trả lời cho chính mình. Ngành y có một đặc điểm là không những chăm sóc sức khỏe cho mọi người mà bạn cũng sẽ có kinh nghiệm và chuyên môn chăm sóc cho bản thân, gia đình. Mỗi khi trong gia đình có người bị bệnh thì rất muốn có người có kiến thức về y học để giải đáp và đưa ra lời khuyên. Có như vậy mọi người mới bớt hoang mang và lo lắng.
Nhưng có một điều dễ nhận thấy ở ngành vật lý trị liệu này đó là cần phải có sức khỏe tốt. Vì ở đây có một phương pháp là vật lý trị liệu cơ học phải dùng sức để tập luyện thụ động cho người bệnh không thể tập chủ động, xoa bóp, bấm huyệt, vận động. Con gái thường sẽ gặp bất lợi trong trường hợp này. Thế nhưng không phải là con gái không thể làm được. Các bạn nữ có thể chọn lựa sử dụng máy móc trong điều trị hoặc những người bệnh có bài tập phù hợp với sức khỏe của mình.
F. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH VẬT LÝ TRỊ LIỆU
STT
Tên trường
Tên khoa
Điểm đầu vào
2019
2020
2021
1
Đại Học Y Hà Nội
Vật lý trị liệu
21.1
23.5
24.1
2
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Vật lý trị liệu
18.0
19.0
19.0
Giáo Dục BÌNH MINH