Giải Đáp Từ A Đến Z Về Ngành Luật - Các Trường Đào Tạo Ngành Luật Top Đầu

05:21, 08/04/2022
 
Từ trước đến nay, ngành luật sư luôn là một trong những công việc hấp dẫn, giữ vai trò quan trọng trong xã hội phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là ngành nghề đòi hỏi khắt khe trong chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất đạo đức. Vậy muốn làm luật sư thì phải học giỏi môn gì? Cùng Bình Minh tìm hiểu về ngành luật sư trong bài viết dưới đây.
Giải Đáp Từ A Đến Z Về Ngành Luật - Các Trường Đào Tạo Ngành Luật Top Đầu
 
 
A. LUẬT LÀ GÌ?
 
Luật (tiếng Anh là Law) hay Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Một thuật ngữ có nghĩa tương đương với thuật ngữ này là khoa học pháp lý.
Luật học được hiểu rộng hơn so với Khoa học pháp lý, bao gồm cả các hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật. Ở cấp độ khái quát chung nhất, Luật học bao gồm tất cả các hoạt động nghiên cứu, học tập về pháp luật trong mọi chuyên ngành: luật kinh tế, luật dân sự, luật hình sự, luật lao động, luật so sánh…
Ngành Luật cung cấp kiến thức Luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Không chỉ riêng kiến thức về Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật thương mại; ngành Luật học còn cung cấp kiến thức về luật hôn nhân gia đình, quy định chung về tài sản, thừa kế, luật hình sự phần tội phạm, luật môi trường, tội phạm học, bồi thường hợp đồng, tranh chấp thương mại, khiếu nại, tố cáo, khoa học về điều tra hình sự, quyền con người, quyền công dân… 
B. HỌC LUẬT THÌ SẼ HỌC GÌ?
Khi theo học ngành luật, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực. Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, kiến thức về chính trị và các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật. 
Các môn học chuyên sâu liên quan mật thiết đến lĩnh vực pháp lý giúp người học nâng cao khả năng tư duy trong nghề nghiệp sẽ được giảng dạy như: Tâm lý học, luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự, tư pháp quốc tế, luật thương mại quốc tế,…
Ngoài ra, sinh viên ngành Luật còn được trang bị kỹ năng hành nghề luật để đáp ứng nhu cầu xã hội như: kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, phân tích rủi ro pháp lý; kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng, văn bản pháp lý,... Sinh viên còn được tạo điều kiện thực hành, kiến tập, thực tập tại các văn phòng luật, bộ phận tư vấn pháp lý tại các doanh nghiệp... để có được những kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế. Qua đó, các bạn sẽ trở nên năng động, tự tin và dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc sau này.
C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC NÀO CÓ THỂ LÀM KHI HỌC LUẬT
Cơ hội việc làm của ngành Luật vô cùng rộng mở và có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn để có thể dễ dàng xin được những việc làm trong ngành này. Một số nghề nghiệp trong ngành Luật như:
  • Thẩm phán
Thẩm phán làm việc tại tòa án, được quyền nhân danh Nhà nước để xét xử các vụ án, quyết định những hình thức xử lý thích hợp với các hành vi vi phạm pháp luật. Khi thẩm phán đã ra phán quyết, những người có liên quan phải thực hiện nghiêm túc, nếu không sẽ có cơ quan Nhà nước cưỡng chế thi hành.
  • Kiểm sát viên
Kiểm sát viên làm việc tại Viện Kiểm sát, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng. Vai trò của kiểm sát viên thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực tội phạm hình sự. Kiểm sát viên có quyền đưa một vụ phạm pháp ra xem xét để xử lý, ra lệnh bắt giữ, tham gia điều tra vụ án, truy tố tội phạm. Tại phiên tòa xét xử án hình sự, kiểm sát viên làm rõ các hành vi phạm tội (buộc tội) và đề xuất hình phạt thích hợp. Còn trong phiên tòa xét xử các loại án khác, kiểm sát viên có chức năng kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của mọi người, kể cả thẩm phán.
  • Luật sư
Luật sư có hai mảng công việc chính: Bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại tòa án trong các vụ án hình sự, dân sự và hành chính; Tư vấn pháp luật và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng.
Khác với thẩm phán và kiểm sát viên, luật sư hành nghề tự do, không thuộc biên chế của cơ quan Nhà nước. Luật sư không được Nhà nước trả lương mà có thu nhập từ các khoản thù lao do khách hàng trả. Để hành nghề, luật sư có thể thành lập các văn phòng luật sư hoặc công ty luật hợp danh. 
  • Công chứng viên
Công chứng viên làm việc tại các phòng công chứng Nhà nước. Nhiệm vụ chủ yếu của công chứng viên là xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch trong xã hội, xác nhận chữ ký của cá nhân, công chứng các bản sao từ nguyên gốc (bản chính), các bản dịch từ tiếng nước ngoài…
  • Chấp hành viên
Chấp hành viên làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự. Khi toà án đã ra phán quyết mà một hoặc nhiều bên liên quan không chịu chấp hành, chấp hành viên (bằng các hình thức mà Nhà nước cho phép) buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ngoài ra còn có một số nghề khác trong lĩnh vực pháp luật như:
  • Chuyên viên pháp lý: là những người có bằng cử nhân luật, tham gia các công việc liên quan đến luật pháp tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức…
  • Cố vấn pháp lý: là người cố vấn cho ban lãnh đạo cơ quan về các vấn đề chính sách, pháp luật.
  • Giáo viên, giảng viên luật: giỏi chuyên môn luật và có khả năng về sư phạm, bạn có thể trở thành giảng viên luật tại các trường đại học, cao đẳng hoặc giáo viên môn giáo dục công dân tại các trường phổ thông trung học.
  • Cán bộ nghiên cứu pháp luật: nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến luật pháp, giúp những người xây dựng pháp luật có thể viết được các đạo luật hay, phù hợp; giúp những người thi hành pháp luật áp dụng các quy định pháp luật một cách linh hoạt.
  • Điều tra viên: công tác trong cơ quan công an, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để khám phá ra những tình tiết của các vụ án hình sự.
  • Thư ký toà án: là người giúp thẩm phán những công việc cần thiết trong việc xét xử các vụ án.
  • Thẩm tra viên: làm việc tại các toà án nhân dân tối cao, chuyên nghiên cứu hồ sơ các vụ án đã được xét xử, đề xuất với lãnh đạo xem xét lại các bản án của tòa án cấp dưới.
D. MUỐN LÀM LUẬT SƯ CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ?
Để thành công trong ngành Luật, sinh viên cần có những tố chất và đáp ứng những yêu cầu sau:
  • Phải là người công bằng, khách quan và trung thực;
  • Phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao;
  • Phải có bản lĩnh, lập trường vững vàng;
  • Phải có khả năng diễn đạt tốt;
  • Ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt;
  • Am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa…;
  • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại;
  • Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt;
  • Có tinh thần trách nhiệm cao.
E. AI SẼ PHÙ HỢP VỚI LUẬT?
  • Bạn là người yêu thích sự tư duy
Nhiều ý kiến cho rằng, muốn học Luật giỏi cần phải có khả năng ghi nhớ tốt. Điều này là cần thiết nhưng chưa đủ. Một trong những tố chất quan trọng để thành công trong ngành Luật nằm ở chính sự tư duy. Đó là khi đứng trước một vấn đề, người học Luật ngay lập tức có thể vận dụng kiến thức để chọn lọc, xâu chuỗi, tìm ra căn cứ nhằm phán đoán đúng sai và đưa ra kết luận để giải quyết. Khi học tập và làm việc trong ngành Luật, chắc chắn bạn không thể thiếu tố chất này.
  • Bạn là người luôn tự tin trước đám đông
Không phải ngẫu nhiên mà sinh viên Luật có tỷ lệ đứng trước lớp thuyết trình hoặc trình bày với tỷ lệ khá cao. Bởi đây là cơ hội để các bạn có thể rèn luyện khả năng giao tiếp và diễn đạt suy nghĩ của mình một cách tự tin trước đám đông. Nếu bạn cảm thấy thoải mái khi nói chuyện trước nhiều người với giọng nói truyền cảm, mạch lạc, đầy sức thuyết phục… thì chắc chắn bạn hoàn toàn phù hợp với ngành Luật.
  • Bạn là người luôn cần cù và ham học hỏi
Khi học Luật, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều chương, mục, điều, khoản pháp lý cũng như các quy trình, thủ tục tố tụng khác nhau. Vậy nên, sự cần cù và ham học hỏi sẽ thôi thúc bạn chủ động tìm hiểu thêm kiến thức, liên tục trau dồi kinh nghiệm, không ngừng tư duy tìm ra vấn đề dưới góc độ pháp luật. Từ đó, giúp các bạn tiến gần hơn với những kiến thức phong phú từ thế hệ đi trước và tiến bộ hơn trong quá trình học tập.
  • Bạn có khả năng thuyết phục và biết lắng nghe
Đây là tố chất cần thiết và quan trọng để trở nên thành công trong nghề Luật. Bởi người học Luật luôn biết cách vận dụng lí lẽ và khả năng ăn nói để thuyết phục người khác. Bên cạnh đó, nếu biết cách lắng nghe, ta không chỉ thấu hiểu và thu nhận được những thông tin chính xác mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người xung quanh.
F. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO LUẬT 
 
STT
Tên trường
Tên khoa
Điểm đầu vào
2019
2020
2021
1
Đại học Luật Hà Nội
Ngành Luật
18.9-22.0
23.1 - 25.0
27.10-28.20
2
Luật kinh tế
21.55-24.35
25.15-25.65
27.16-29.27
3
Luật Thương mại quốc tế
22.9-23.4
24.6-25.6
27.89-28.61
4
Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật
 
 
Ngành Luật
21.0-22.17
24.4
25.15-26.55
5
Luật thương mại quốc tế
21.95
24.55
26.5
6
Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngành Luật
23.1
26,20
27.0-29.8
7
Luật Kinh tế
24.5
26,65
27.5-30.3
8
Đại học  Ngoại thương 
Ngành Luật
25.7-26.2
26.5-27.0
28.5
9
Luật Kinh tế/ Quốc tế
25.7-26.2
26.5-27.0
28.5
10
Đại học  Thương mại 
 
Ngành Luật
22.0-24.7
24.7
26.1
11
Đại học Mở Hà Nội
Ngành Luật
19.65
21.8
25.2
12
Luật Kinh tế
20.55
23.0
25.7

Giáo Dục BÌNH MINH