A. KẾ TOÁN LÀ GÌ?
Kế toán là việc đo lường, xử lý và truyền đạt thông tin tài chính và phi tài chính về các thực thể kinh tế, như các doanh nghiệp và tập đoàn. Kế toán, vốn được gọi là "ngôn ngữ kinh doanh" đo lường kết quả hoạt động kinh tế của một tổ chức và chuyển tải thông tin này đến nhiều người dùng, bao gồm các nhà đầu tư, chủ nợ, ban quản lý và các cơ quan quản lý. Những người hành nghề kế toán được gọi là kế toán viên. Kế toán là một bộ phận có tầm quan trọng và cần thiết đối với các doanh nghiệp.
Kế toán được chia thành hai loại:
- Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước...
- Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
B. NGÀNH KẾ TOÁN SẼ HỌC GÌ?
Sinh viên học ngành Kế toán sẽ được cung cấp kiến thức về:
- khung pháp lý của kế toán kiểm toán,
- hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế;
- các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán kiểm toán;
- kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán: tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài các kiến thức nền tảng, tổng quan sinh viên học ngành kế toán còn được trang bị kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý thời gian…
Các môn học phục vụ đắc lực cho nghề nghiệp:
- Nhập môn tài chính tiền tệ,
- Nguyên lý kế toán,
- Ứng dụng tin học trong kinh doanh,
- Phân tích báo cáo tài chính,
- Lập và trình bày báo cáo tài chính,
- Thuế,
- Kế toán công ty chứng khoán,…
C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC SAU KHI HỌC KẾ TOÁN ?
Từ trước đến này, ngành kế toán chưa bao giờ giảm nhiệt nó luôn luôn “hot” trên thị trường việc làm.Người học ngành Kế toán có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Tốt nghiệp ra trường, có thể đảm nhận các vị trí như :
- Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính;
- Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ;
- Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính;
- Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế…
Với các công việc trên, sinh viên ngành Kế toán có thể khẳng định năng lực của mình tại:
- Các doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động vì mục đích lợi nhuận như: công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm;
- Các đơn vị công - các đơn vị hoạt động không vì lợi nhuận như: các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện;
- Các cơ quan quản lý nhà nước : bộ phận thuế, thống kê, kế hoạch đầu tư;
- Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán
D. MUỐN LÀM KẾ TOÁN CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ?
Nhân viên kế toán là một trong những vị trí quan trọng mà doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Để trở thành một kế toán giỏi và chuyên nghiệp, người làm trong lĩnh vực này phải có những kỹ năng sau:
- Năng lực và kỹ năng chuyên môn cao.
- Kỹ năng tin học văn phòng.
- Khả năng ngoại ngữ tốt.
- Tính cách trung thực và cẩn trọng.
- Nhạy bén trong công việc.
- Kỹ năng quan sát, phân tích và tổng hợp.
- Kỹ năng quản lý thời gian tốt, chịu được áp lực cao.
- Kỹ năng giao tiếp tốt.
E. AI SẼ PHÙ HỢP VỚI NGHỀ KẾ TOÁN ?
Đối với những bạn đang muốn theo đuổi ngành kế toán, thì cần phải có những tố chất vô cùng quan trọng như sau:
Bạn là người có sự cẩn thận, tỉ mỉ
Kế toán gắn liền với các con số, gắn liền với sự tính toán và các công thức khá rắc rối, vì thế mà người làm kế toán không thể cẩu thả hay qua loa với các con số. Nếu bạn là người không đam mê làm việc với tính toán và không có sự cẩn thận, tỉ mỉ thì có lẽ không nên theo nghề kế toán.
Bạn là người có sự kiên nhẫn
Nếu học kế toán bạn phải kiên nhẫn học hết tất cả các nguyên tắc, hệ thống tài khoản kế toán và các nghị định pháp luật về kế toán. Chúng ta có thể nói kế toán giống như một ngôn ngữ, muốn học phải học từ bảng chữ cái cho đến ngữ pháp và câu từ. Bên cạnh đó, làm kế toán đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, mà những kinh nghiệm này phải tích lũy qua thời gian dài từ đi học đi làm với một sự bền bỉ.
Bạn là người có thể chịu được khó khăn
Có rất nhiều bạn chọn kế toán vì dễ xin việc. Đúng như vậy, cứ trung bình mỗi năm, nhu cầu của các nhà tuyển dụng ngành kế toán lại tăng thêm khoảng 35%. Lúc mới vào nghề kinh nghiệm chưa nhiều thì mức lương khá thấp. Tuy nhiên, nếu bạn kiên nhẫn theo đuổi, tương lai của nghề kế toán cũng khá tốt và ổn định cho kinh tế sau này.
Bạn là người có đam mê với công việc
Điều cuối cùng cùng cũng là điều khá quan trong trong sự nghiệp của bạn đó là bản thân mỗi người cần đam mê với nghề mình chọn. Kế toán là công việc đầy rủi ro và mạo hiểm. Đối với công việc nào cũng vậy, nó luôn đòi hỏi bạn phải yêu nghề, có lòng đam mê mới có thể gắn bó lâu dài được và nghề kế toán cũng vậy. Nếu bạn chưa đủ đam mê nhiều với nghề kế toán sẽ rất dễ chán nản và làm việc qua loa cho xong. Nhưng với nghề kế toán thì bạn không thể làm qua loa được, điều đó sẽ gây tổn hại cho bạn và doanh nghiệp, bởi cẩn thận còn có rủi ro, vì thế mà phải đam mê và tận tụy với nghề.
F. MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN
STT
|
Tên trường
|
Tên khoa
|
Điểm đầu vào
|
2019
|
2020
|
2021
|
1
|
Đại học Kinh Tế Quốc Dân
|
Ngành Kế Toán
|
24.65
|
26.5-27.15
|
27.3
|
2
|
Học Viện Tài Chính
|
Ngành Kế Toán
|
23.3
T0 >= 7.8, NV1 - NV2
|
26.2
|
26.95
|
3
|
Học Viện Ngân Hàng
|
Ngành Kế Toán
|
|
25.6
|
26.4
|
4
|
Đại học Hà Nội
|
Ngành Kế Toán
(dạy bằng tiếng anh)
|
28.65
|
31.48
|
35.12
|
5
|
Đại học Thương Mại
|
Kế toán doanh nghiệp
|
23.2
|
26
|
26.6
|
Ngành Kế Toán
|
22
|
24.9
|
25
|
6
|
Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hà Nội
|
Ngành Kế Toán
|
21.35
TTNH <=2
|
24.35
TTNV <= 4
|
23.46
|
7
|
Đại học Mở Hà Nội
|
Ngành Kế Toán
|
20.85
TTNV >= 2
|
23.2
|
24.9
|
8
|
Đại Học Kinh Tế – Đại Học Quốc Gia Hà Nội
|
Ngành Kế Toán
( thang điểm 40 - với toán 8.2 từ NV1-NV3)
|
28.07
|
32.6
|
35.55
|