Kiểm Toán - Vua Của Các Nghề - Học Gì? Làm Gì? Các Trường Đào Tạo?

05:14, 11/04/2022
 
 Trong nền kinh tế phát triển từng ngày, kiểm toán ngày càng trở nên quan trọng với các doanh nghiệp và cả bộ máy nhà nước. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh THPT, sinh viên chưa hiểu rõ kiểm toán là gì?, những việc mà kiểm toán cần làm là gì? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về ngành nghề này vậy đừng bỏ qua bài viết này. Hãy cùng Bình Minh tìm hiểu sâu hơn nhé!
 
Kiểm Toán - Vua Của Các Nghề - Học Gì? Làm Gì? Các Trường Đào Tạo?

A.
NGHỀ KIỂM TOÁN LÀ GÌ?

Để hiểu được kiểm toán, trước tiên chúng ta nên nói về kế toán, vì hai lĩnh vực này liên quan trực tiếp tới nhau. Về cơ bản, kế toán sẽ cung cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính.

Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Có thể nói, kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng, những người quan tâm tới tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán; đó là lý do họ cần đến những kiểm toán viên để tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp giúp họ có những quyết định đúng đắn nhất.

B. NGÀNH KIỂM TOÁN SẼ HỌC GÌ?

Sinh viên theo học ngành Kế toán - Kiểm toán được trang bị khối kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán như: 

  • Tính phí, 
  • làm dự toán,
  • phân bổ ngân sách,
  • quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị kỹ năng phối hợp và thực hiện công việc trong môi trường làm việc theo nhóm, các kỹ năng chuyên môn cần thiết như: Đọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính, các kỹ năng thương lượng, đàm phán,...

Bên cạnh khối kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết như: Ngoại ngữ; tin học; kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sự kiện; kỹ năng đàm phán, thương lượng; giải quyết tình huống trong Kế toán - Kiểm toán,…

C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC SAU KHI HỌC NGÀNH KIỂM TOÁN?
Tốt nghiệp ngành Kiểm toán, người học có thể làm các công việc như:

  1. Kiểm toán viên độc lập tại các công ty kiểm toán độc lập trong nước và quốc tế: đảm nhận công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho các loại hình doanh nghiệp;

  2. Kiểm toán viên nội bộ tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị kế toán khác:thực hiện công việc kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ trong nội bộ đơn vị, thực hiện kiểm tra tài chính, đánh giá kiểm soát nội bộ, tư vấn trong nội bộ đơn vị.

  3. Kiểm toán viên Nhà nước tại các đơn vị kiểm toán nhà nước:thực hiện công việc kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ như kiểm tra việc chấp hành các quy định, văn bản pháp luật, các chính sách do Nhà nước ban hành đối với từng lĩnh vực tại các đơn vị có sử dụng vốn và ngân sách nhà nước.

  4. Nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị hành chính sự nghiệp, chương trình/dự án kinh tế – xã hội và các đơn vị kế toán khác: đảm nhiệm các vị trí như kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán phân tích, kiểm toán nội bộ.

  5. Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính – kế toán trong các công ty cung cấp dịch vụ, tư vấn tài chính – kế toán:đảm nhận công việc phân tích và tư vấn về kế toán, thuế, tài chính.

  6. Nghiên cứu viên và giảng viên tại các cơ sở giáo dục trình độ cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, và các cơ sở nghiên cứu:đảm nhận công việc giảng dạy, nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kiểm toán, kế toán.
D. MUỐN LÀM KIỂM TOÁN CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ?
Kiểm toán là một ngành nghề làm việc với các con số thường xuyên, đặc biệt, những con số này đều mang tính pháp lý, liên quan đến pháp luật, để học tốt ngành Kiểm toán bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: 
  • Cẩn trọng, tỉ mỉ trong từng công việc; 

  • Trung thực, trách nhiệm; 

  • Có tính kỷ luật, kiên trì;

  • Có khả năng tổ chức và làm việc dưới áp lực công việc; 

  • Thích môn toán và những gì liên quan đến tính toán; hứng thú với những ý nghĩa được đem lại từ các con số; 

  • Đam mê làm việc trong lĩnh vực kế toán.

E. AI SẼ PHÙ HỢP VỚI NGHỀ KIỂM TOÁN ?


Bạn là người có sự cẩn thận, tỉ mỉ

Kiểm toán gắn liền với các con số, gắn liền với sự tính toán và các công thức khá rắc rối, vì thế mà người làm kiểm toán không thể cẩu thả hay qua loa với các con số. Nếu bạn là người không đam mê làm việc với tính toán và không có sự cẩn thận, tỉ mỉ thì có lẽ không nên theo nghề kiểm toán.

Bạn là người có sự đam mê với logic, tư duy
Đặc thù của ngành kiểm toán đòi hỏi tính khoa học và logic rất cao, do đó rèn luyện tư duy logic là điều không thể thiếu. Mỗi một vấn đề xảy ra đều sẽ có nhiều hướng giải quyết khác nhau, cho ra những kết quả hoàn toàn khác nhau. Do vậy một kiểm toán viên cần không ngừng nâng cao khả năng tư duy logic của mình để sắp xếp công việc cần làm một cách khoa học, đồng thời tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của các giải pháp tạm thời để đưa ra một phương án điều chỉnh tối ưu nhất. 

Bạn có khả năng nhận diện và nắm bắt vấn đề mới nhanh chóng

Điểm khác biệt cơ bản giữa nghề kế toán và kiểm toán đó chính là cách nhìn nhận vấn đề. Nếu như công việc chính của kế toán là đi từ chi tiết tới tổng hợp thì nhiệm vụ của kiểm toán chính là xem xét từ tổng hợp rồi đi đến từng chi tiết. Tính chất này của nghề kiểm toán đòi hỏi mỗi người làm phải có khả năng nhận diện và nắm bắt vấn đề mới một cách nhanh chóng. Ngoài ra, áp lực hoàn thành công việc trong giới hạn thời gian nhất định cũng đòi hỏi kiểm toán viên phải nắm bắt vấn đề thật nhanh để tìm ra những điểm sai trái trong các bản báo cáo tài chính. 
Bạn là người có khả năng thuyết phục tốt

Hoạt động của kiểm toán có phụ thuộc rất nhiều vào sự tin tưởng của đối tượng sử dụng dịch vụ kiểm toán. Không phải bất cứ lúc nào và không phải ai cũng có thể lắng nghe và dễ dàng đồng ý với những nhận định mà kiểm toán viên đưa ra, ngay cả khi họ đã có những bằng chứng cụ thể và xác thực. Vì vậy, với những bạn có khả năng thuyết phục tốt thì có lẽ bạn rất hợp với công việc này
Bạn là người có đam mê với công việc

Điều cuối cùng cùng cũng là điều khá quan trong trong sự nghiệp của bạn đó là bản thân mỗi người cần đam mê với nghề mình chọn. Kiểm toán là công việc đầy rủi ro và mạo hiểm. Đối với công việc nào cũng vậy, nó luôn đòi hỏi bạn phải yêu nghề, có lòng đam mê mới có thể gắn bó lâu dài được và nghề kiểm toán cũng vậy. Nếu bạn chưa đủ đam mê nhiều với nghề kiểm toán sẽ rất dễ chán nản và làm việc qua loa cho xong. Nhưng với nghề kiểm toán thì bạn không thể làm qua loa được, điều đó sẽ gây tổn hại cho bạn và doanh nghiệp, bởi cẩn thận còn có rủi ro, vì thế mà phải đam mê và tận tụy với nghề.

F. MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH KIỂM TOÁN


STT

Tên trường

Tên khoa

Điểm đầu vào

2019

2020

2021

1

Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Ngành Kiểm Toán

25.35

27.55

27.55

(kết hợp chứng chỉ quốc tế)

2

Học Viện Tài Chính

Ngành Kiểm Toán

23.3

26.2

35.73

Điểm môn Toán: 8

NV1 - 5

3

Học Viện Ngân Hàng

Ngành Kiểm Toán

22.75

25.6

26.4

4

Trường Quốc Tế-ĐHQGHN

Ngành Kế Toán, Phân tích và Kiểm Toán

(dạy bằng tiếng anh)

18.75

20.5

25.5

5

Đại học Thương Mại

Ngành Kiểm Toán

22 – 23.2

24.9 – 26

26.55

6

Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Hà Nội

Ngành Kế Toán

21.35

24.35

25.75

7

Đại Học Công Nghiệp Hà Nội 

Ngành Kiểm Toán

20

22.3

25

8

Đại học Ngoại thương

Ngành Kế toán, Tài chính-ngân hàng

25.75

27.65 

27.75-

28.25

 
Giáo Dục BÌNH MINH