Làm Thẩm Phán Học Ngành Gì? Các Trường Đào Tạo Top Đầu Ngành Thẩm Phán

04:42, 11/04/2022
 Thẩm phán là một chức danh vô cùng quen thuộc trong các phiên tòa xét xử, nhưng không mấy ai biết ngành nghề này cụ thể là gì, đặc biệt là các bạn học sinh THPT. Vì vậy, để giải đáp thắc mắc đó, các bạn hãy cùng Bình Minh đi tìm hiểu nhé!
Làm Thẩm Phán Học Ngành Gì? Các Trường Đào Tạo Top Đầu Ngành Thẩm Phán
 
A. NGHỀ THẨM PHÁN LÀ GÌ?
Thẩm phán hay còn gọi là quan tòa là người thực hiện quyền xét xử chính tại một phiên tòa, có thể là chủ tọa một mình hoặc là một thành phần trong hội đồng xét xử gồm nhiều thẩm phán. Đây là chức danh trong hệ thống Tòa án do cá nhân người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Và để làm được thẩm phán cá nhân phải có bằng cử nhân Luật.

B. CÔNG VIỆC CHÍNH CỦA THẨM PHÁN LÀ GÌ?
Thẩm phán xét xử các vụ án:
  •  hình sự, 
  • dân sự, 
  • hôn nhân và gia đình,
  •  kinh doanh,
  •  thương mại, 
  • lao động,
  •  hành chính
  •  giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; căn cứ các tài liệu, chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử.

Thẩm phán còn:
  •  ra bản án,
  •  quyết định việc có tội hoặc không có tội,
  •  áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp,
  •  quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân của đương sự.

 Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Do đó, được bổ nhiệm chức danh Thẩm phán là niềm tự hào, là mục tiêu mà hầu hết những công chức trong ngành Tòa án đều phấn đấu để đạt được.
C. CÁC CẤP BẬC CỦA THẨM PHÁN?
Thẩm phán sơ cấp (ít nhất 10 năm)
- Lấy được bằng cử nhân luật (thông thường 4 năm) - Có thời gian công tác pháp luật (5 năm)
- Tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử (1 năm)

Thẩm phán trung cấp
(ít nhất 15 năm)
- Quá trình đạt được thẩm phán sơ cấp (10 năm)
- Có 5 năm kinh nghiệm làm thẩm phán sơ cấp

Thẩm phán cao cấp
(ít nhất 20 năm)
- Quá trình trở thành thẩm phán trung cấp (15 năm)
- Có 5 năm kinh nghiệm làm thẩm phán trung cấp
Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao (ít nhất 25 năm)
- Quá trình trở thành thẩm phán cao cấp - Có 5 năm kinh nghiệm làm thẩm phán cao cấp
*Chú thích : Thời gian công tác pháp luật được hiểu nôm na chính là thời gian làm thư ký tòa án. Các thẩm phán trước khi được bổ nhiệm thường có nhiều năm làm việc tại vị trí thư ký tòa án, am hiểu quy trình trình tự tố tụng. Vì vậy ngoại trừ các trường hợp đặc biệt, các thẩm phán đều có xuất phát điểm từ thư ký tòa án.
D. MUỐN LÀM NGHỀ THẨM PHÁN CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ?
Thẩm phán là một chức danh cao quý, được nhân danh Nhà nước khi xét xử. Thẩm phán thực thi nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, vì vậy được nhân dân tôn trọng. Thẩm phán là chỗ dựa vững chắc của công dân khi có việc yêu cầu Tòa án giải quyết...Vậy nên, để làm được thẩm phán cần có rất những kĩ năng:
 
  • Phải là người công bằng, khách quan và trung thực;
  • Phải có sự mẫn cảm nghề nghiệp, khả năng phân tích, tổng hợp cao;
  • Phải có bản lĩnh, tư duy nhạy bén;
  • Phải có khả năng chịu áp lực lớn của công việc;
  • Ham đọc sách và sở hữu một trí nhớ tốt;
  • Am hiểu nhiều lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa…;
  • Chăm chỉ, kiên trì và nhẫn nại;
  • Mong muốn đem lại công bằng lẽ phải cho người yếu thế;
  • Có năng lực đàm phán và lắng nghe tốt;
  • Có tinh thần trách nhiệm cao.

E. AI SẼ PHÙ HỢP VỚI NGHỀ THẨM PHÁN?

  • Bạn là người có sự đam mê với logic, tư duy
Trong công việc, một người thẩm phán trong các phiên tòa xét xử có những tình huống đòi hỏi sự nhanh nhạy, sắc bén, cần phải đưa ra các quyết định phức tạp và khó khăn. Vậy nên người thẩm phán cần có một cái đầu nhạy bén và tư duy logic để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và đúng đắn nhất để phạt đúng người chỉ đúng tội.
 
  • Bạn là người có sự chăm chỉ, có tinh thần học hỏi

Để trở thành một thẩm phán cần phải phải chăm chỉ, cần cù và trau dồi luật pháp thường xuyên. Nhà nước thường sẽ thay đổi luật pháp để phù hợp với xạ hội và thời đại mà một thẩm phán luôn phải xét xử, giải quyết các vụ án, nghiên cứu hồ sơ, để chuẩn bị xét xử  vậy nên việc chăm chỉ thường xuyên học hỏi trau dồi kiến thức pháp luật để có một bản án khách quan, đúng pháp luật rất quan trọng
 
  • Bạn là người có bản lĩnh, dũng cảm

Tiếp đến đó là lòng dũng cảm, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý. Thẩm phán làm việc trong môi trường đầy rẫy cám dỗ cả về vật chất lẫn tinh thần, chỉ chặc lưỡi cho qua là đã biến mình thành nô lệ của đồng tiền hoặc tình ái. Vì vậy, bản lĩnh của người thẩm phán sẽ giúp vượt qua các cám dỗ, bảo vệ bản thân khỏi những cạm bẫy trong xã hội.
 
  • Bạn là người có khả năng đứng trước đám đông tốt

Đối với môi trường làm việc đặc thù luôn phải tiếp xúc với đám đông và đứng trước rất nhiều người để phán quyết và đưa ra những cơ sở lí luận khiến cho mọi người bị thuyết phục thì việc có khả năng đứng trước đám đông tốt là điều vô cùng cần thiết. Nếu bạn là người không ngại đứng trước đám đông để diễn thuyết, bày tỏ quan điểm hay đơn giản là thuyết trình thì công việc này cỏ thể rất hợp với bạn. 

F. MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO
 
  
STT
Tên trường
Tên khoa
Điểm đầu vào
2019
2020
2021
1
Đại học Luật Hà Nội
Ngành Luật
18.9-22.0
23.1 - 25.0
27.10-28.20
2
Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật
 
 
Ngành Luật
21.0-22.17
24.4
25.15-26.55
3
Luật CLC
21.2
23.75
25.85
4
Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngành Luật
23.1
26,20
27.0-29.8
5
Đại học  Ngoại thương 
Ngành Luật
25.7-26.2
26.5-27.0
28.5
6
Đại học  Thương mại 
 
Ngành Luật
22.0-24.7
24.7
26.1
7
Đại học Mở Hà Nội
Ngành Luật
19.65
21.8
25.2
 
Giáo Dục BÌNH MINH