Ngành Diễn Viên Điện Ảnh - Có Nên Theo Nghề Diễn

04:35, 10/04/2022
Nghề Diễn viên đang là một trong những ngành nghề nhận được sự quan tâm của một số bạn trẻ hiện nay, trong đó có nhiều các bạn học sinh lớp 12. Vậy, để trở thành một diễn viên nổi tiếng thì cần phải học ngành gì và học ở đâu… là vấn đề chung mà các bạn học sinh đều thắc mắc. Nếu bạn là học sinh cuối cấp muốn tìm hiểu ngành diễn viên thì hãy tham khảo bài viết này của Bình Minh để có cái nhìn rõ hơn nhé!

Ngành Diễn Viên Điện Ảnh - Có Nên Theo Nghề Diễn
 
 
 A. DIỄN VIÊN LÀ GÌ? 
Diễn viên là một nghệ sĩ tham gia biểu diễn, thể hiện một vai diễn nào đó. Diễn viên có thể biểu diễn ở các sân khấu kịch, trong các bộ phim, các chương trình được phát sóng…
Diễn viên sẽ thực hiện diễn xuất theo các vai diễn được yêu cầu bằng cách sử dụng giọng nói, nét mặt, cử chỉ cho phù hợp với nhân vật trong kịch bản có sẵn.
B. HỌC NGÀNH DIỄN VIÊN THÌ SẼ HỌC GÌ?
Chương trình đào tạo ngành Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình trang bị cho sinh viên hệ thống kỹ năng cơ bản về nghệ thuật biểu diễn như: cảm thụ, phán đoán, giao lưu, tưởng tượng, thích ứng… nhằm đảm bảo tính chân thực trong biểu diễn, tính tích cực, cách triển khai và ý nghĩa của hành động. Bên cạnh đó, theo học ngành Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình, sinh viên còn được tiếp cận kịch bản văn học và nhân vật kịch của các vở kịch Việt Nam hiện đại, kịch về đề tài lịch sử và văn hoá truyền thống; được tiếp cận và thực hiện các vai diễn trong các tác phẩm kịch kinh điển của thế giới (nước ngoài và cổ điển). Ngoài ra, sinh viên được học các môn bổ trợ khác như: hình thể, tiếng nói, đại cương sân khấu, triết học, văn học…
C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC NÀO CÓ THỂ LÀM KHI HỌC NGÀNH DIỄN VIÊN?
Sau khi tốt nghiệp ngành Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình, sinh viên có thể đảm nhận công việc của diễn viên tại các hãng phim, các công ty truyền thông, quảng cáo, các đài truyền hình, nhà hát, đoàn nghệ thuật của trung ương và địa phương, tham gia lồng tiếng cho các tác phẩm điện ảnh, truyền hình. Tuỳ theo năng khiếu của mỗi người, có rất nhiều vị trí khác nhau bao gồm, cụ thể:
  • Diễn viên điện ảnh, truyền hình, quảng cáo, sân khấu kịch (diễn viên kịch, diễn viên chèo, diễn viên cải lương…), đóng thế, võ thuật, hài, lồng tiếng, tạp kỹ­, người kể chuyện. 
  • Đảm nhận công việc tổ chức các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh – truyền hình, truyền thông, tổ chức làm phim, sản xuất các chương trình truyền hình. 
  • Tham gia, chịu trách nhiệm tổ chức chương trình văn hóa văn nghệ tại các cơ quan, công ty, nhà văn hóa…
  • Làm trợ lý đạo diễn, tuyển chọn diễn viên cho các bộ phim.
  • Tham gia công tác giảng dạy chuyên ngành ở các trường đào tạo nghệ thuật trong cả nước, giáo viên các trung tâm văn hoá, nghệ thuật.
D. MUỐN LÀM NGÀNH DIỄN VIÊN CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ? 
Để học tập và theo đuổi ngành Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình, bạn cần có những kỹ năng sau:
Giàu cảm xúc, khả năng đồng cảm;
Có khả năng trình diễn, biểu diễn;
Khéo léo với các động tác vận động cơ thể;
Thoải mái và tự tin khi ở chỗ đông người;
Có niềm đam mê nghệ thuật, văn hóa;
Thích thể hiện mình thông qua nghệ thuật;
Thích học môn âm nhạc;
Kiên trì, chăm chỉ và sáng tạo;
Khả năng tưởng tượng phong phú và thể hiện trạng thái cảm xúc tốt;
Ứng biến xử lý tình huống linh hoạt, có ước mơ thể hiện bản thân mình, có một trí nhớ tốt;
Khả chịu đựng được áp lực của công việc, vất vả nắng mưa.
E. AI SẼ PHÙ HỢP VỚI NGÀNH DIỄN VIÊN? 
Ngành Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình là một ngành học phù hợp với những bạn trẻ có năng khiếu diễn xuất, thoải mái và tự tin, giọng nói tốt và không bị ngọng, lắp, có sức sáng tạo, có niềm đam mê với nghệ thuật, kiên trì và cố gắng,..
F. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH DIỄN VIÊN

STT

Tên trường

Tên khoa

Điểm đầu vào

 

2019

 

2020

 

2021

Tổng điểm

 

Điểm chuyên môn

Tổng điểm 

1

 

Đại học Sân Khấu- Điện Ảnh Hà Nội

Diễn viên kịch, điện ảnh - truyền hình

14.5

13.5

18.9

14.5

Diễn viên chèo

15.75

10

16.10

-

Diễn viên cải lương

15.25

12.5

18.8

-

2

Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương Hà Nội

Diễn viên kịch- điện ảnh (thi năng khiếu) 

27

-

25

32 điểm (Điểm 2 môn Hình thể - Tiếng nói và Diễn xuất đạt từ 13 điểm trở lên chưa nhân hệ số)

3

Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP. HCM

Diễn viên Kịch, Điện ảnh - Truyền hình

 

27

7.0

28

KV 3: 21

 

KV 2: 20,75

 

KV 2 NT: 20,5

 

KV 1: 20,25


Giáo Dục BÌNH MINH