Người ta thường nói, cái răng cái tóc là góc con người. Cùng với nhu cầu và sự phát triển của cuộc sống hiện đại, nhu cầu chăm sóc răng miệng ngày càng lớn. Đây cũng là nguyên nhân khiến ngành bác sĩ đa khoa ngày càng phát triển và có nhiều tiềm năng. Ở bài viết này các bạn học sinh hãy cùng Bình Minh tìm hiểu xem ngành Nha khoa học gì và làm gì nhé!
A.NGÀNH NHA KHOA LÀ GÌ ?
Ngành nha sĩ là một chuyên ngành nhỏ của chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt. Nha khoa cũng dần chiếm xu thế hiện nay và rất được nhiều bạn học sinh THPT quan tâm lựa chọn. Đây là ngành đào tạo kiến thức và kỹ năng về các bệnh về răng. Học Nha khoa, các bạn học sinh sẽ được trang bị các kiến thức về chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị các bệnh về răng miệng cũng như cấu trúc của răng.
B. NGÀNH NHA KHOA THÌ SẼ HỌC GÌ?
Nha khoa chuyên về nghiên cứu, chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị các bệnh liên quan về răng và khoang miệng như xương hàm, nướu, mạc mô, xương mặt và má. Sinh viên theo học ngành nha khoa sẽ được trang bị những kiến thức về vệ sinh răng miệng, các bệnh lý về nhiễm trùng răng, kỹ thuật chỉnh nha cùng thực hành về phương pháp thay lắp răng giả, phục hồi răng, thân răng, chỉnh hình răng hàm mặt. Ngoài ra, tùy vào chuyên ngành mà người học cần nắm rõ các kiến thức về cách kê đơn thuốc và cả những công việc mang tính chất phức tạp như phẫu thuật, gây mê, cấy ghép.
Các chuyên ngành đào tạo nha khoa mà sinh viên có thể lựa chọn bao gồm:
- Chỉnh nha
- Chăm sóc nha khoa
- Phục hình răng
- Chỉnh răng nội nha
- X-Quang chỉnh hình miệng
- Phẫu thuật tháo lắp răng
- Nha khoa nhi
- Nha khoa y tế cộng đồng
C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC NÀO CÓ THỂ LÀM KHI HỌC NGÀNH NHA SĨ?
Ngành Răng – Hàm – Mặt được đánh giá là ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Cơ hội làm việc trong ngành này vô cùng rộng mở với mức thu nhập hấp dẫn. Sau khi tốt nghiệp ngành Răng – Hàm – Mặt không bao giờ bị rơi vào nỗi lo thất nghiệp, bạn có thể làm việc tại các đơn vị sau:
- Làm việc tại Bộ y tế;
- Các bệnh viện từ cơ sở đến trung ương;
- Bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt làm việc cho các bệnh viện công lập hoặc tư nhân;
- Tự mở phòng khám chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt;
- Các cơ sở điều trị: bác sĩ trực tiếp tham gia điều trị và quản lý tại các bệnh viện công lập và tư nhân;
- Các cơ sở đào tạo: giảng viên các trường đại học Y, cao đẳng Y và trung học y tế, cán bộ quản lý đào tạo;
- Các viện nghiên cứu: chuyên viên trong các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, răng – hàm – mặt;
- Các cơ quan quản lý: chuyên viên các cơ quan quản lý y tế;
- Chuyên viên trong các tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ.
D. MUỐN LÀM NHA SĨ CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ ?
Để làm được nghề nha sĩ, các bạn học sinh cần học tập và cập nhật kiến thức mới suốt đời, kiên trì đam mê với nghề nghiệp. Vậy ngoài chuyên môn giỏi, các bạn học sinh cần trau dồi những kỹ năng dưới đây mà Bình Minh tìm hiểu được nhé!
Khả năng giáo dục và tư vấn
Là một nha sĩ, bạn phải có khả năng hướng dẫn bệnh nhân làm thế nào để giữ răng miệng khỏe mạnh. Hãy nhớ rằng bạn sẽ phải làm việc với hàng loạt bệnh nhân khác nhau, mỗi người trong họ có tính cách riêng, mối quan tâm riêng, và cần sự chăm sóc riêng.
Kỹ năng cá nhân xuất sắc
Đây là một kỹ năng bắt buộc phải có nếu bạn quyết định theo đuổi nghề nha sĩ. Bệnh nhân của bạn sẽ bao gồm nhiều trẻ em, người già vì thế bạn cần có kỹ năng trấn an, cảm thông với nỗi sợ và những vấn đề của họ, động viên họ.
Kỹ năng giao tiếp
Một bác sĩ nói chung và nha sĩ nói riêng phải là một người biết lắng nghe và nói. Chúng ta phải biết rằng y học phụ thuộc vào việc truyền đạt các ý tưởng, khái niệm và mệnh lệnh. Một thông tin không chính xác có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Một nha sĩ phải có kỹ năng không chỉ bằng lời nói mà còn cả giao tiếp không lời để mang lại manh mối từ ngôn ngữ cơ thể của bệnh nhân. Ngoài ra, nói với giọng điệu, thành ngữ và ngôn ngữ chính xác là điều không thể thiếu trong nghề y vì bác sĩ phải thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, gia đình họ và nhân viên của mình.
Kiên nhẫn
Đây là chìa khóa khi tiếp xúc với bệnh nhân. Sự hiện diện của tinh thần và thể chất khi hiểu bệnh nhân là yếu tố quan trọng để bắt đầu bất kỳ đợt điều trị nào. Nha sĩ nên tập trung vào những gì bệnh nhân đang nói (các dấu hiệu bằng lời nói và không bằng lời nói) thay vì nghĩ xem bạn sẽ trả lời như thế nào. Có mặt trong thời điểm này và tập trung mọi sự chú ý vào bệnh nhân đòi hỏi ở bác sĩ rất nhiều sự kiên nhẫn.
Tính chuyên nghiệp
Người ta phải hiểu rằng chỉ mặc một chiếc áo khoác trắng không có được sự tôn trọng, đúng hơn là kiếm được. Một nha sĩ cần chu đáo, quan tâm, đồng cảm và phải có đủ kiên nhẫn để lắng nghe những gì bệnh nhân cần.
Có khả năng làm việc nhóm
Trong bất kỳ công việc nhóm nào, bạn sẽ phải làm việc và đương đầu với nhiều cá nhân khác nhau, mỗi người một tính cách với kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau. Kỹ năng cộng đồng cũng như khả năng làm việc nhóm đều quan trọng đối với bất cứ ai, không chỉ riêng với nha sĩ.
E. AI SẼ LÀ NGƯỜI PHÙ HỢP VỚI NGÀNH NHA KHOA?
Bạn là học sinh THPT chuẩn bị hành trang bước tới đại học, bạn có niềm đam mê ngành nha khoa. Tuy nhiên bạn lại không biết rằng mình có thật sự phù hợp với ngành học này không, vậy hãy cùng tìm hiểu một số tính cách phù hợp với ngành học này cùng Bình Minh thôi nào!
Lòng nhân đạo, thương người
Lòng nhân hậu hay y đức chính là đức tính đầu tiên và cần thiết cần có của một thầy thuốc. Hành nghề y, bạn sẽ phải trực tiếp tiếp xúc hằng ngày với những nỗi đau đớn cả về mặt thể xác lẫn tinh thần của bệnh nhân. Nếu bạn không có lòng nhân hậu, bạn sẽ không bao giờ đặt mình vào hoàn cảnh người bệnh, cảm nhận nỗi đau của họ để có thể tận tâm cứu chữa.
Sự can đảm (không sợ máu, không sợ bẩn…)
Lòng can đảm của người thầy thuốc trước tiên được thể hiện qua sự chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình. Đối với nghề y, điều này không hề dễ dàng chút nào. Công việc hằng ngày của bạn sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với máu, chất bẩn… Nếu bạn không chuẩn bị sẵn tinh thần can đảm, lăn xả vì công việc thì sẽ rất khó để hoàn thành tốt được.
Tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực
Đây là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt trong những chẩn đoán và điều trị. Nếu chưa tìm hiểu kỹ, tỉ mỉ, thấu đáo có thể dẫn đến đưa ra phương án điều trị sai lầm. Đặc biệt đối với các điều trị phẫu thuật như: nhổ răng khôn, cấy ghép implant, phẫu thuật hàm… thì yêu cầu về tính cẩn thận là rất cao. Một sai lầm nhỏ cũng có thể gây ra những những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.
Khả năng quan sát, phán đoán tốt, nhạy bén
Phán đoán để chẩn đoán bệnh là bước đầu khó khăn nhất để rồi sau đó nghiên cứu biện pháp chữa trị. Một bác sĩ giỏi là người có khả năng quan sát tốt, phán đoán tốt, dẫn tới chẩn đoán chính xác và nhạy bén trước một trường hợp bệnh khó. Đặc biệt trong điều trị nha khoa, những bệnh lý nằm trong xương hàm, những trường hợp tiểu phẫu hoặc cấy ghép nha khoa, ngoài yếu tố sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại thì sự phán đoán và nhạy bén của bác sĩ là điều quan trọng nhất.
Đôi bàn tay khéo léo
Trong nha khoa, đôi bàn tay khéo léo có vai trò cực kỳ quan trọng. Mọi thao tác đều cần phải chuẩn mực và nhuần nhuyễn đảm bảo bệnh nhân thoải mái nhất nhưng phải tạo được hiệu quả cao nhất. Sự khéo léo còn có khả năng giúp bạn không nhỏ trong việc chẩn đoán bệnh chính xác, và đặc biệt là có những ca tiểu phẫu thành công mỹ mãn.
Sự khéo léo ngoài do bẩm sinh thì yếu tố thực hành nhiều rất quan trọng. Thao tác nhìn thì rất dễ nhưng nếu không luyện tập, bạn sẽ mãi mãi lóng ngóng và không thể làm tốt được.
F. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÀO ĐÀO TẠO NGÀNH NHA KHOA?
STT
|
Tên trường
|
Tên khoa
|
Điểm đầu vào
|
2019
|
2020
|
2021
|
1
|
Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội
|
Răng - Hàm - Mặt
|
23,6
|
27,2
|
27,5
|
2
|
Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
|
Răng - Hàm - Mặt
|
23,4
|
26,25
|
26,25
|
3
|
Đại học Y Hà Nội
|
Răng - Hàm - Mặt
|
26,4
|
28,65
|
28,45
|
4
|
Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng
|
Răng - Hàm - Mặt
|
23,65
|
26,45
|
26,55
|
5
|
Đại học Y Dược – Đại học Huế
|
Răng - Hàm - Mặt
|
24,7
|
27,25
|
26,85
|
6
|
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
|
Răng - Hàm - Mặt
|
24,05
|
26,5
|
26,6
|
7
|
Đại học Y dược TP.HCM
|
Răng - Hàm - Mặt
|
26,1
|
28
|
27,4
|