Nghề Phóng Viên - Liệu Có Thích Hợp Với Bạn

03:13, 11/04/2022
 Bạn là học sinh lớp 12 và là một người thích đi nhiều nơi để mở mang tầm mắt và thích khám phá tìm tòi những điều mới mẻ trong cuộc sống, những câu chuyện thú vị để chia sẻ đến mọi người. Đặc biệt có sự đam mê viết lách thì có lẽ theo đuổi làm phóng viên là một lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Vậy muốn trở thành một người phóng viên chuyên nghiệp thì bạn sẽ phải học ngành gì? Vị trí công việc sau khi học? Ở bài viết này, Bình Minh sẽ giúp các bạn đặc biệt là học sinh cuối cấp có 1 cái nhìn rõ hơn về ngành Phóng Viên nhé!

Nghề Phóng Viên - Liệu Có Thích Hợp Với Bạn

A. NGHỀ PHÓNG VIÊN LÀ GÌ?

Nghề phóng viên là tìm kiếm và đưa tin, là những người thuật lại những tin tức trước, trong và sau một sự kiện quan trọng và nổi bật. Họ là những người làm việc trong đài truyền hình, đài phát thanh, hay làm việc trong vai trò là một cộng tác viên cho các nhà xuất bản như Báo Thanh Niên, Hoa Học Trò… hoặc các trang thông tin điện tử như Kenh14, Vienamnet.vn… 
Một người phóng viên là người năng động và nhanh nhạy với tất cả mọi thứ. Họ được đi đây đi đó mở mang tầm mắt khám phá được nhiều điều mới mẻ, thú vị bổ ích và gặp gỡ rất nhiều đối tượng từ những người nông dân cần cù chịu thương chịu khó đến các cơ quan cảnh sát, các nghệ sĩ nổi tiếng…

B. HỌC NGÀNH PHÓNG VIÊN THÌ SẼ LÀM GÌ? 

Khi bạn theo học ngành Báo chí để trở thành 1 phóng viên, bạn sẽ được trang bị kiến thức chuyên môn, được đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp và rèn luyện phẩm chất, trách nhiệm, đạo đức ngành Báo. Công việc của 1 phóng viên bao gồm:

  • Cập nhật, tổng hợp tin tức, biên tập nội dung xoay quanh các vấn đề cuộc sống, xã hội… 
  • Phỏng vấn, viết bài cho các nhân vật, sự kiện của tạp chí 
  • Chủ động xây dựng và gắn kết quan hệ với phóng viên báo chí, truyền hình
  • Thực hiện các chuyên đề do ban lãnh đạo đề ra

C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC NÀO CÓ THỂ LÀM KHI HỌC NGÀNH PHÓNG VIÊN ? 

Phóng viên chiến trường

Trong các loại hình phóng viên thì phóng viên chiến trường được xem là công việc nguy hiểm nhưng lại cao quý nhất của nghề báo. Ngay từ khi ngành báo chí ra đời thì nghề phóng viên chiến trường cũng đã xuất hiện. Người phóng viên chiến trường sẽ có nhiệm vụ ghi chép lại các cuộc xung đột, chiến tranh đã xảy ra.

Phóng viên truyền hình
Làm việc tại các đài truyền hình, phóng viên truyền hình sẽ chịu trách nhiệm về mặt nội dung, thu thập các tin báo chí, tài liệu trong quá trình tác nghiệp trực tiếp ở hiện trường để lên sóng. Tuy nhiên, công việc của phóng viên truyền hình có những nhiệm vụ khác nhau tùy theo từng đài truyền hình.
Ngoài 3 nhóm phóng viên nêu trên thì nghề phóng viên còn có các vị trí khác mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn như:

  • Phóng viên tự do
  • Phóng viên ảnh
  • Phóng viên nghiệp dư
D. MUỐN LÀM NGÀNH PHÓNG VIÊN CẦN CÓ KỸ NĂNG VÀ TỐ CHẤT GÌ?

Để trở thành một người phóng viên chuyên nghiệp, có kĩ năng đam mê viết lách là một yếu tố rất quan trọng, cần có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực trong đời sống. 

  • Khả năng sáng tạo, quan tâm đến các vấn đề mang tính thời sự, chịu được áp lực theo kịp deadline là những điều vô cùng cần thiết. 
  • Cần có kỹ năng nắm bắt và phân loại tin tức tốt, kỹ năng giao tiếp, khai thác thông tin chuyên nghiệp. Đặc biệt là phỏng vấn cần nắm nắm bắt thông tin một cách rõ ràng chặt chẽ, xác đáng nhất.
  • Phóng viên có rất nhiều chuyên mục khác nhau vì vậy để hoàn thành tốt công việc cần thu thập thông tin chính xác, chọn lọc những sự kiện quan trọng, nổi bật. Tiến hành công việc điều tra, khảo sát, phỏng vấn để kiểm chứng nguồn tin tức.
  • Thu thập, chụp ảnh, quay phim và ghi âm lấy tư liệu để lên bài. Làm việc cùng biên tập viên để triển khai tin bài nhanh, rõ ràng, đúng, khách quan, đầy đủ. Đưa tin trực tiếp tại nơi đang diễn ra sự kiện.
  • Luôn đặt lợi ích của tập thể và xã hội lên hàng đầu, phản ánh khách quan trung thực
  • Một người phóng viên giỏi và chuyên nghiệp trước tiên luôn đặt lợi ích của tập thể và xã hội lên hàng đầu, rèn luyện bản lĩnh nghề nghiệp, vượt qua những khó khăn, thử thách cái tâm, cái tài của người phóng viên trước những điều xấu, điều ác và sự cám dỗ của đồng tiền.  
  • Không ngại khó, ngại khổ.
  • Nghề phóng viên không chỉ chịu những áp lực và sức ép về deadline để lên bài đúng thời gian kế hoạch mà họ còn phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm xung quanh công việc như phải tác nghiệp ở những nơi đang gặp thiên tai như lũ lụt, lũ quét, những nơi đang mưa lớn, chiến tranh… phản ánh cái xấu và cập nhật thông tin nhanh nhất đến với mọi người. 
  • Để hoàn thành được tốt các nhiệm cần phải hết sức năng động, linh hoạt, nhạy bén với thông tin, không ngại khó ngại khổ dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
  • Hiện nay có rất nhiều đầu báo, trang thông tin điện tử vì vậy thời gian đưa tin ở thời điểm hiện nay là rất lớn. Nếu đang đêm có một tin rất nóng đang diễn ra bạn sẽ phải thức để đi quay cập nhật tình hình để trở thành người đầu tiên đưa tin đến với người dân một cách nhanh nhất. Bởi vậy, khi làm một người phóng viên trọng trách của bạn rất lớn, giờ làm việc không cố định và thường xuyên bị áp lực về thời gian
  • Trang bị cho bản thân về ngoại ngữ.
  • Muốn trở thành một người phóng viên giỏi uy tín và được tin tưởng cử đi nước ngoài để tác nghiệp tại các sự kiện lớn bạn không chỉ cần nâng cao nghiệp nghề báo mà bạn cần phải trang bị cho bản thân về ngoại ngữ, nhất là tiếng anh. Vì việc được đề cử ra nước ngoài tác nghiệp là một cơ hội vinh dự rất lớn. Đó là bước đệm để bạn mở ra cánh cửa tương lai nghề nghiệp của mình.
  • Ham học hỏi, tìm tòi cái mới, trau dồi kiến thức và tư duy nhạy bén.
  • Mỗi ngày mới đều có những thông tin tin tức nổi bật khác nhau trong nước và quốc tế vì vậy bạn phải đầu tư thời gian để nắm bắt tin tức, không ngừng trau dồi kiến thức về xã hội, những vấn đề xung quanh cuộc sống để làm hành trang giúp cho công việc của chính mình. 
E. AI SẼ PHÙ HỢP VỚI NGÀNH PHÓNG VIÊN?

Đây là công việc đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm cao, vì vậy những người không ngại khó, ngại khổ, luôn trung thực và biết đặt quyền lợi của tập thể lên trên quyền lợi của bản thân sẽ thích hợp làm công việc này. Ngoài ra, khả năng nói lưu loát, viết lách tốt, tư duy sáng tạo và đổi mới sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc. 
F. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH PHÓNG VIÊN

STT

Tên trường

Tên khoa

Điểm đầu vào

2019*

2020*

2021

1






Học viện Báo chí tuyên truyền

Báo Chí (Báo in)

19.15-22.15

29.0-31.0

24.4-26.4

Báo Chí (Ảnh báo chí)

18.7-21.7

25.5-27.25

23.5-25.35

Báo Chí (Báo phát thanh)

19.5-22.5

29.8-31.8

24.65-26.65

Báo Chí (Báo truyền hình)

21.5-24

31.75-34.25

25.5-28

Báo Chí (Quay phim truyền hình)

16-16.5

22-22.25

19-19.75

Báo Chí (Báo mạng điện tử)

20-23

30.6-32.6

25.15-27.15

2

 

 

ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội




Báo Chí

19.5-26.0

23.5-28.5

24.6-28.8

Báo Chí (CLC)

18.0-21.25

20.0-26.5

25.3-27.4

Giáo Dục BÌNH MINH