Là ngành học đào tạo các cán bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế.
Trong thời kì dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay thì ngành học này ngày càng được quan tâm nhiều hơn cũng như tiềm năng phát triển cao trong tương lai.
B. HỌC QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ THÌ LÀM GÌ?
Một nhà Quản trị dịch vụ y tế đóng vai trò như một nhà lãnh đạo cũng như là cấu nối cung cấp các dịch vụ đến khách hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ y tế. Tiến hành nghiên cứu chính sách về hệ thống cung ứng dịch vụ y tế, bao gồm:
-
Nghiên cứu đánh giá tổ chức, quản lý mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế (công lập và ngoài công lập) và các chính sách có liên quan;
-
Nghiên cứu các vấn đề về phân cấp quản lý cơ sở cung ứng dịch vụ Y tế;
- Cập nhật và chia sẻ thông tin, chính sách về lĩnh vực nghiên cứu của khoa học;
- Thực hiện các dịch vụ nghiên cứu khoa liên quan tới lĩnh vực quản lý cung ứng dịch vụ y tế;
- Phối hợp với các khoa khác trong Viện và các cơ quan trong ngành y tế, các Bộ ngành khác trong việc thực hiện các dự án, nghiên cứu chính sách liên quan đến phát triển mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế;
- Tham gia hoạt động đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo liên tục về các lĩnh vực có liên quan đến chuyên môn của khoa;
- Thiết lập các quan hệ hợp tác quốc tế, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới về quản lý và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Viện giao.
C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC NÀO CÓ THỂ LÀM KHI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ?
Khi bạn học ngành quản lý dịch vụ y tế, bạn có thể hoạt động một vài vị trí công việc sau:
1. Kinh doanh phòng khám tư nhân
Sau khi đáp ứng những yêu cầu về mặt chuyên môn và cơ sở vật chất, các sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý dịch vụ y tế hoàn toàn có thể quản lý một phòng khám tư nhân. Giám đốc phòng khám sẽ chịu trách nhiệm điều hành hoạt động hành nghề y tế mà mình phụ trách.
2. Nhân viên quản lý dữ liệu y tế
Đơn vị này chịu trách nhiệm về tất cả các nghĩa vụ thu thập, phân tích và quản lý dữ liệu của cơ quan. Sinh viên được phát triển để đảm bảo rằng việc quản lý dữ liệu được phối hợp tốt, toàn diện và cho phép phân tích hệ thống. Đơn vị này cũng sẽ đảm bảo rằng các yếu tố dữ liệu được thu thập và các định nghĩa liên quan sẽ được chuẩn hóa trên tất cả các cơ sở dữ liệu của bệnh viện.
3. Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng và trung học y tế, cán bộ quản lý đào tạo.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên hoàn toàn có thể trở thành giảng viên của ngành mình đã theo học. Đây là một nghề khá được ưa chuộng với những sinh viên có đam mê đứng lớp và có khả năng truyền đạt.
4. Chuyên viên tại các cơ quan quản lý y tế, tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ.
Với kiến thức chuyên môn sâu rộng thì sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý dữ liệu y tế hoàn toàn có thể làm việc tại các cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ. Các chuyên viên sẽ tham gia xây dựng và phát triển những kế hoạch dài hạn về mặt y tế, sức khoẻ.
NGOÀI NHỮNG CÔNG VIỆC TRÊN, BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM MỘT VÀI VỊ TRÍ SAU:
-
Giám đốc phòng khám tư nhân
-
Quản lý/ quản trị dịch vụ y tế
-
Nhân viên tại các cơ quan y tế, tổ chức nhà nước và tổ chức phi chính phủ
-
Giảng viên ngành Quản lý dữ liệu y tế
-
Nhân viên quản lý dữ liệu y tế
-
Quản lý bệnh viện
-
Quản lý viện dưỡng lão
D. MUỐN LÀM NGÀNH QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ?
Một nhà quản lý dịch vụ y tế sẽ đòi hỏi ở bạn những kỹ năng gì? Bạn hãy tham khảo những điều dưới đây và tự đánh giá bản thân mình xem sao nhé!
-
Kỹ năng lãnh đạo
Nhiều nhà quản lý được đánh giá cao bởi khả năng chỉ ra những gì cần phải làm và thúc đẩy hoàn thành những việc này. Cho dù đó là một sự thay đổi trong định hướng chiến lược hay huấn luyện công việc thực thi nhiệm vụ, một nhà quản lý giỏi phải có khả năng không chỉ đảm nhận nhiệm vụ công việc, mà còn thực hiện với một thái độ tích cực, và học hỏi được từ việc đó.
-
Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp chính là chiếc chìa khoá vàng dẫn tới thành công. Những nhà quản lý là người kiểu mẫu cho nhân viên noi theo. Họ không chỉ là một phần của nhóm, mà còn cần hiểu rằng làm thế nào để phù hợp trong tổ chức lớn hơn và làm việc thế nào để tăng cường những mối quan hệ này. Họ phải duy trì cách cư xử tốt đẹp trong tất cả mối quan hệ của mình.
-
Kỹ năng lắng nghe
Những nhà quản lý cần phải có khả năng hiểu rõ và suy xét những đề xuất của người dưới quyền. Kỹ năng lắng nghe tích cực giúp nhà quản lý hiểu rõ đâu là những vấn đề thực sự, ý định và kết quả của nhân viên của mình. Kỹ năng này cũng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người dưới quyền và người lãnh đạo. Kỹ năng lắng nghe tích cực cũng quan trọng đối với người quản lý vì điều này giúp tránh những xung đột và giúp đối nhân xử thế với người khác một cách thích hợp.
-
Tính kịp thời và nắm bắt thông tin
Vì sức khoẻ là vấn đề luôn được mọi người quan tâm, vậy nên người dẫn đầu luôn cần phải nắm bắt kịp thời những thông tin y tế để có thể truyền tải và hành động nhanh nhất. Vậy nên tính nhanh nhạy với thông tin là vô cùng cần thiết và quan trọng.
E. AI SẼ PHÙ HỢP VỚI NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ Y TẾ
Bạn là học sinh THPT chuẩn bị hành trang bước tới đại học, bạn vừa đam mê ngành quản trị nói chung và ngành y tế và biết đến ngành học quản trị dịch vụ y tế. Tuy nhiên bạn lại không biết rằng mình có thật sự phù hợp với ngành học này không, vậy hãy cùng tìm hiểu một số tính cách phù hợp với ngành học này cùng Bình Minh thôi nào!
Phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt
Không riêng gì với sinh viên ngành quản lý y tế, đây là yếu tố chung và cốt lõi với sinh viên mọi ngành để đảm bảo chất lượng đầu ra được tốt nhất.
Có tính cẩn thận, tỉ mỉ
Vì đặc thù ngành yêu cầu tính chính xác cao nên sinh viên ngành y nói riêng hay ngành quản lý y tế nói chung luôn luôn phải cẩn thận và tỉ mỉ trong từng chi tiết để tránh xảy ra sai sót, ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng.
Có tinh thần, trách nhiệm cao
Y tế liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người dân nên trách nhiệm lên ngành là tương đối lớn. Điều đó càng yêu cầu người quản lý cần có tinh thần và sẵn sàng chịu trách nhiệm đối với công việc.
F. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN LÝ DỊCH VỤ Y TẾ
STT
|
Tên trường
|
Tên khoa
|
Điểm đầu vào
|
2019
|
2020
|
2021
|
1
|
Đại học Y tế công cộng
|
Tổ chức và quản lý y tế
|
-
|
-
|
-
|
2
|
Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh
|
Quản lý bệnh viện
|
14
|
15
|
15
|
3
|
Đại học Thăng Long
|
Quản lý bệnh viện
|
15,4
|
-
|
-
|