A. KỸ SƯ LÀ GÌ?
Giải thích cho định nghĩa kỹ sư là gì các chuyên gia cho biết nếu giải thích theo cách phân tích từ ngữ thì “kỹ” có nghĩa là kỹ thuật, “sư” tức là thầy. Như vậy kỹ sư có nghĩa là bậc thầy kỹ thuật hay những người làm kỹ thuật có chuyên môn cao.
Xét theo học vị thì kỹ sư là một chức danh chỉ những người được đào tạo bài bản và đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật. Những người là kỹ sư sẽ áp dụng những kiến thức, hiểu biết và khả năng sáng tạo của bản thân vào trong những ngành nghề liên quan.
Hiện nay các ngành kỹ sư đang được rất nhiều người lựa chọn theo đuổi. Bởi vì cơ hội việc làm cao và có thể làm việc cả trong nước lẫn nước ngoài. Bên cạnh đó, mức thu nhập của ngành này khá ổn định và đặc biệt trong quá trình làm việc sẽ giúp mỗi người phát huy được khả năng sáng tạo của mình.
B. HỌC KỸ SƯ THÌ SẼ LÀM GÌ?
Công việc của người kỹ sư trong các lĩnh vực là hoàn toàn khác nhau. Song thông thường, họ đều có chung nhiệm vụ là áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất hoặc trực tiếp nghiên cứu sản xuất các loại máy móc điện tử, công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh. Kỹ sư chính là những người lên ý tưởng, thiết kế và thi công các loại mẫu thử, đảm bảo nhiệm vụ được giao, tiết kiệm tối đa các nguồn tài nguyên đầu và như nguyên vật liệu, chi phí, thời gian,… Từ những đóng góp kỹ thuật to lớn này, kỹ sư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cải thiện đời sống con người. Sự phát triển của họ chính là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội.
C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC NÀO CÓ THỂ LÀM KHI HỌC KỸ SƯ ?
- Kỹ sư xây dựng: Đây là một trong những ngành được rất nhiều sinh viên lựa chọn. Dù ở thời điểm nào thì kỹ sư xây dựng vẫn luôn khẳng định được vị trí của mình trong tâm trí của mỗi người. Trong lĩnh vực xây dựng những người kỹ sư sẽ làm các việc như: khảo sát thực địa công trình, thực hiện quản lý các dự án xây dựng. Bên cạnh đó họ cũng sẽ xây dựng kế hoạch, thực hiện giám sát quá trình thi công, tiếp nhận, nghiệm thu công trình.....
- Kỹ sư cơ khí: Trong lĩnh vực cơ khí thì những người kỹ sư sẽ đảm nhiệm những công việc như thiết kế, sản xuất các loại thiết bị cơ khí. Họ còn trực tiếp vận hành sửa chữa nhà xưởng, máy móc sản xuất.
- Kỹ sư điện: Đúng như cái tên thì kỹ sư điện sẽ chuyên về điện năng. Đó có thể là thiết kế, vận hành hệ thống điện; thi công, kiểm tra các đường dây tải điện…
- Kỹ sư nông nghiệp: Với nhóm kỹ sư này sẽ chuyên về lĩnh vực nông nghiệp như thiết kế, sản xuất máy móc, dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra còn có những người phụ trách về thủy lợi, cây trồng, chăn nuôi...
- Kỹ sư môi trường: Phụ trách vấn đề liên quan đến môi trường sống nước, đất, không khí. Với những kiến thức sẵn có họ sẽ thực hiện nghiên cứu những vấn đề liên quan đến môi trường. Từ đó đưa ra cảnh báo cho tất cả mọi người về những vấn đề môi trường đang gặp phải.
- Kỹ sư luyện kim: Nhóm kỹ sư này sẽ làm việc ở ngành luyện kim như tìm hiểu các chất kim loại, luyện đúc hành sản phẩm. Thậm chí là nghiên cứu, chế tạo các loại máy móc phục vụ cho công nghệ luyện kim.
- Kỹ sư điện tử: Những người này họ sẽ thực hiện nghiên cứu tất cả những vấn đề liên quan đến thiết bị điện tử. Bên cạnh đó họ cũng sẽ trực tiếp thiết kế và sản xuất các loại thiết bị điện tử để phục vụ cho các ngành nghề khác.
- Kỹ sư hàng hải: Công việc của những kỹ sư hàng hải sẽ liên quan đến tàu thuyền hoạt động trên biển. Họ sẽ nghiên cứu, chế tạo và trực tiếp vận hành các loại tàu biển, hệ thống cầu cảng, bến tàu,…
D. AI SẼ PHÙ HỢP VỚI KỸ SƯ ?
- Bạn yêu thích toán học
- Bạn có tư duy logic và phản biện
- Bạn là một người có suy nghĩ sáng tạo
- Bạn kiên định và sẵn sàng học hỏi những điều mới
Ngoài ra tùy vào lĩnh vực kỹ sư bạn lựa chọn sẽ có những đặc điểm khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu kĩ một trong các lĩnh vực Bình Minh đã nêu trên để tìm hiểu xem bản thân mình có phù hợp không nhé!
E. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO KỸ SƯ
Chương trình đào tạo kỹ sư thường rơi vào khoảng từ 4-5 năm. Nội dung học tập sẽ xoay quanh các môn kỹ thuật cơ khí, cơ điện tử, kỹ thuật ô tô, xây dựng,.. tuỳ vào chuyên ngành. Ở các hệ đào tạo kỹ sư chất lượng cao, bạn có thể sẽ được tiếp cận thêm nhiều bộ môn đặc biệt như ngoại ngữ, tin học, mỹ thuật công nghiệp,… Yêu cầu đầu vào của hệ cử nhân đại học các chuyên ngành kỹ sư thường ở mức điểm từ 22-26 điểm, các tổ hợp xét tuyển phổ biến là A00, A01, A07, D,… Tại Việt Nam, một số trường đào tạo kỹ sư hàng đầu có thể kể đến là trường đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học xây dựng, đại học Công nghiệp và đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
STT
|
Tên trường
|
Tên khoa
|
Điểm đầu vào
|
Link
|
1
|
đại học Bách Khoa Hà Nội
|
Các khối ngành kỹ thuật
|
|
2
|
đại học Xây dựng
|
Các khối ngành kỹ thuật
|
|
3
|
Công nghiệp và đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
|
Các khối ngành kỹ thuật
|
|