Bạn đang là học sinh THPT băn khoăn tìm kiếm một ngành nghề phù hợp? Bạn yêu thích môn Toán cùng những con số? Bạn cẩn trọng, thích xử lý vấn đề và biết quản lý thời gian? Vậy thì ngành Tài Chính - Ngân Hàng chắc chắn là dành cho bạn! Tài chính ngân hàng là một trong những ngành luôn giữ vị trí top những ngành được học sinh quan tâm tìm hiểu và ưu tiên lựa chọn đăng ký xét tuyển. Giờ hãy cùng Bình Minh tìm hiểu nhé!
A. TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG LÀ GÌ?
Tài chính - ngân hàng (tên tiếng Anh là Finance and Banking) làm một ngành khá rộng, bao quát toàn bộ các hoạt động liên quan đến giao dịch tiền tệ và kinh doanh thông qua ngân hàng. Cụ thể đó là tập trung các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: Tài chính thuế, tài chính doanh nghiệp và tất cả các vấn đề cần đến công cụ tài chính để thanh toán các cước phí trong nước và quốc tế.
Ngành Tài chính - ngân hàng được chia nhỏ thành nhiều lĩnh vực riêng biệt đó là: Chuyên ngành về tài chính, chuyên ngành ngân hàng, chuyên ngành phân tích tài chính, kinh tế học tài chính...
B. HỌC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG THÌ SẼ HỌC GÌ?
-
Chương trình đào tạo ngành Tài chính - ngân hàng sẽ trang bị cho sinh viên tất cả các kiến thức chuyên sâu, chuyên ngành về lĩnh vực ngân hàng, tài chính, tiền tệ, phương pháp quản trị tín dụng… để giúp bạn có thể theo đuổi ngành nghề cùng với sự phát triển vượt bậc của ngân hàng hiện nay.
-
Bên cạnh đó, khi lựa chọn ngành Tài chính - ngân hàng, các bạn còn được trang bị thêm một tầng kiến thức về cách quản lý tài chính hiệu quả, tiền tệ hiện đại, quản trị cho ngân hàng, doanh nghiệp, công ty. Ngoài ra, học Tài chính - ngân hàng còn được hiểu thêm về các công cụ giúp quản lý rủi ro tài chính hiệu quả. Nắm rõ về quy trình hoạt động tài chính, cách thống kê, về kế toán thuế, và lĩnh vực bảo hiểm trong ngân hàng.
C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC NÀO CÓ THỂ LÀM KHI HỌC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG ?
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau như:
-
Nhà tư vấn tài chính: bạn có thể làm chuyên viên tại các ngân hàng, các công ty tài chính. Sử dụng kiến thức về kinh tế, tài chính để tư vấn cho khách hàng nhằm đáp ứng các mục tiêu về ngắn hạn cũng như dài hạn mà doanh nghiệp đề ra.
-
Nhân viên kế toán: nhắc đến kế toán thì dường như ai ai cũng hình dung được công việc mình sẽ thực hiện chính là quản lý chi tiêu, đánh giá và lên kế hoạch chi tiết chi tiêu trong doanh nghiệp của mình.
-
Nhân viên kiểm toán: ở vị trí này bạn sẽ là người kiểm tra, phân tích, đánh giá các thống kê của kế toán. Để đưa ra được báo cáo tài chính chi tiết và chuẩn xác nhất.
-
Nhân viên tư vấn tài chính: với vị trí công việc này bạn có thể làm việc tại phòng tư vấn tài chính hoặc các công ty trong lĩnh vực tư vấn tài chính. Nhằm cung cấp cho khách hàng thông tin chuẩn xác và đúng đắn nhất khi thực hiện đầu tư về lĩnh vực tài chính.
-
Nhân viên ngân hàng: ngoài việc tư vấn các dịch vụ về ngân hàng, bạn cần phải tư vấn thêm về các vấn đề liên quan đến tài chính, đầu tư.
Ngoài ra còn rất nhiều cơ hội việc làm khác như:
- Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế,
- Nhân viên kinh doanh ngoại tệ;
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ;
- Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn;
- Chuyên viên tài trợ thương mại;
- Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp;
- Chuyên viên định giá tài sản;
- Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán
- Chuyên viên mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
- Giảng viên ngành tài chính ngân hàng .....
D. MUỐN LÀM TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ?
- Sinh viên có kỹ năng giải quyết một hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng; xử lý chứng từ và hạch toán; có khả năng tiếp cận nhanh chóng phần mềm giao dịch của các ngân hàng thương mại; có thể đọc, hiểu, xử lý và lập các chứng từ thương mại và chứng từ thanh toán trong thanh toán xuất nhập khẩu,…
- Kỹ năng tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán; kỹ năng phân tích và đầu tư chứng khoán; kỹ năng môi giới và tư vấn chứng khoán.
- Kỹ năng đọc và hiểu các báo cáo tài chính của các công ty; kỹ năng tổ chức, huy động và xây dựng cơ cấu vốn tối ưu; kỹ năng thiết lập, thẩm định và quản lý dự án đầu tư.
- Kỹ năng văn phòng: sử dụng thành thạo vi tính văn phòng (soạn thảo văn bản, hợp đồng, tờ trình, báo cáo, đề án,…; xử lý số liệu bằng các công cụ phân tích, thống kê dữ liệu; sử dụng các phần mềm hỗ trợ công tác tại đơn vị; tìm kiếm thông tin trên internet…), lưu trữ tài liệu…
- Có khả năng làm việc độc lập, văn hoá ứng xử giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm và có khả năng thuyết trình, diễn thuyết,…
E. AI SẼ PHÙ HỢP VỚI TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG?
-
Có khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt: với đặc thù công việc thường xuyên tiếp xúc với hàng loạt các con số và vô vàn các phép tính phức tạp. Do đó, việc học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Toán là điều kiện quan trọng cần có của người học ngành Tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, trí nhớ tốt kèm theo khả năng phân tích, đánh giá nhanh nhạy các vấn đề là ưu thế cho bạn khi theo học ngành này.
-
Trung thực, cẩn trọng, chính xác: vì là lĩnh vực khá nhạy cảm liên quan đến tiền nên bạn phải thực sự cẩn trọng, luôn tỉ mỉ, chính xác trong công việc.
-
Chịu được áp lực cao, biết quản lý thời gian hiệu quả: làm việc với những con số nên đòi hỏi người làm tài chính ngân hàng phải thật sự tập trung chính vì vậy nên việc bạn thường rơi vào trạng thái căng thẳng là chuyện thường nhật. Vậy nên, bạn cần có tinh thần tốt. Bên cạnh đó việc sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành tốt công việc là điều cần thiết.
F. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG