A. NGOẠI GIAO LÀ GÌ?
Ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia. Thuật ngữ này thông thường đề cập đến ngoại giao quốc tế, việc chỉ đạo, thực hiện các mối quan hệ quốc tế thông qua sự can thiệp hay hoà giải của các nhà ngoại giao liên quan đến các vấn đề như kinh tế, thương mại, văn hoá, du lịch, chiến tranh và tạo nền hòa bình và thường gọi là bang giao hay đối ngoại… Các hiệp ước quốc tế thường được đàm phán bởi các nhà ngoại giao trước tiên để đi đến việc xác nhận chính thức bởi các chính trị gia của các nước.
Về mặt xã hội, ngoại giao là việc sử dụng các tài xử trí, ứng biến để giành được sự thuận lợi, nó là một công cụ tạo ra cách diễn đạt các tuyên bố một cách không đối đầu, hay là một cách cư xử lịch thiệp, theo nghĩa này thì nó có nghĩa là xã giao.
B. HỌC NGÀNH NGOẠI GIAO THÌ SẼ LÀM GÌ?
Nhìn chung, tuỳ vào từng chức năng, vị trí cụ thể, các nhà ngoại giao sẽ thực hiện những công việc chính dưới đây:
- Tham gia tiếp xúc và đàm phán ngoại giao.
- Soạn thảo các công văn và văn kiện ngoại giao.
- Tìm hiểu, nghiên cứu tình hình các nước và tình hình thế giới, đề xuất ý kiến, đóng góp vào chiến lược ngoại giao chung của đất nước.
- Tiến hành công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại.
- Thực hiện công tác lãnh sự, bảo vệ quyền lợi kiều dân ở nước ngoài.
- Làm công tác lễ tân: sắp xếp và tiến hành việc thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn, tổ chức tham quan, tổ chức chiêu đãi (địa điểm, thực đơn, bố trí bàn ăn, sắp xếp chỗ ngồi cho đúng ngôi thứ, v.v...).
C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC NÀO CÓ THỂ LÀM KHI HỌC NGÀNH NGOẠI GIAO ?
Có thể nói học Ngoại giao ra cơ hội việc làm của ngành Ngoại Giao vô cùng rộng mở.
1. Học ngoại giao ra làm luật sư
Luật sư, họ là những người góp phần vào việc đảm bảo công bằng xã hội. Luật sư là những người nắm rõ nhất về luật và các điều khoản liên quan đến luật. Công việc chính của luật sư là bảo vệ quyền lợi chính đáng của thân chủ mình.
Đây là một công việc được đào tạo từ ngành luật khoa luật quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam. Đây cũng là một ngành hot được rất nhiều bạn trẻ chọn lựa và theo học.
2. Làm việc tại Đại sứ quán
Đại sứ quán là một trong những cơ quan đại diện của quốc gia khác được đặt trên địa phận nước ta. Đại sứ quán có vai trò quan trọng trong ngoại giao, họ là những người chịu trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho đất nước mình trên nước bạn.
Với số lượng đại sứ quán khá nhiều trên lãnh thổ nước ta, làm việc tại đại sứ quán là một công việc được rất nhiều cử nhân tốt nghiệp học viện ngoại giao chọn lựa. Công việc này không chỉ phù hợp với những cử nhân đã tốt nghiệp mà rất nhiều sinh viên Học viện ngoại giao chọn, gắn bó ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
3. Phiên dịch viên, hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch viên là một trong những công việc rất phù hợp với những bạn học khoa ngôn ngữ anh của trường. Công việc này có cơ hội việc làm rất rộng mở, với mức thu nhập đem lại cũng rất cao.
Trở thành một hướng dẫn viên du lịch, một phiên dịch viên là ước mơ của rất nhiều cử nhân học viện Ngoại giao tương lai. Công việc này không chỉ phù hợp là việc làm thêm mà nó còn rất phù hợp để là công việc gắn bó lâu dài.
4. Làm việc trong bộ ngoại giao Việt Nam
Làm việc trong bộ ngoại giao có lẽ là ước mơ lớn nhất, lý tưởng mà rất nhiều nhiều cử nhân học viện ngoại giao phấn đấu cả sự nghiệp mình. Công việc này hoàn toàn phù hợp với những cử nhân học viện ngoại giao tương lai.
Muốn trở thành nhân viên làm việc trong bộ ngoại giao bạn nhất định phải giỏi, có trình độ chuyên môn cao, có ngoại hình cũng là ưu thế rất lớn khi muốn làm việc tại đây. Bởi lẽ đây là bộ mặt của quốc gia của dân tộc.
5. Làm việc liên quan đến các ngành kinh tế
Với khoa kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao cũng là nơi đào tạo ra những nhà kinh tế học tương lai. Học từ học viện ngoại giao ra bạn có thể trở thành kế toán, nhân viên kinh doanh, … hay bất cứ công việc nào liên quan đến chuyên ngành kinh tế của bạn.
D. MUỐN LÀM NGÀNH NGOẠI GIAO CẦN CÓ PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG GÌ?
- Lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao
Nhà ngoại giao chân chính trước hết phải có lòng yêu nước, phẩm chất chính trị vững vàng, hết lòng phục vụ đất nước, luôn luôn đặt quyền lợi của đất nước lên trên.
Cán bộ ngoại giao luôn gánh trên vai mình trọng trách với đất nước. Họ phải hiểu biết tình hình nước mình và nhất là các chính sách lớn của nhà nước, của ngành ngoại giao và quyết tâm thực hiện một cách hiệu quả.
Nhà ngoại giao còn phải cố gắng đạt tới trình độ cao về kiến thức và nghiệp vụ, hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ các nước mà mình phụ trách để có thể kết hợp hiệu quả quyền lợi của nước mình với quyền lợi của họ.
Để đạt yêu cầu trên, người làm ngoại giao cần đọc nhiều, giao thiệp rộng, có bạn bè thuộc nhiều giới, nhiều tầng lớp khác nhau ở nước sở tại...
“Cách tốt nhất để thuyết phục mọi người là dùng đôi tai của bạn - bằng cách lắng nghe họ” Dean Rush – Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ
Đây là phẩm chất thiết yếu với những nhà ngoại giao tài năng. Bởi trở thành nhà ngoại giao, bạn thường phải thay mặt nước mình trình bày rõ quan điểm về một vấn đề nhất định, cảnh cáo đối phương hoặc tranh thủ sự đồng tình của nước bạn. Trong trường hợp khác, nhà ngoại giao lại phải biết dùng lời nói che giấu những bí mật quốc gia, những sách lược cần được giữ kín của nước mình, mà vẫn làm cho đối phương tin.
Nhà ngoại giao cũng luôn phải là người lịch thiệp, nhã nhặn nhất. Dù bực bội đến mấy, họ vẫn luôn cố gắng giữ được bình tĩnh, che giấu được bí mật quốc gia và ý nghĩ của mình.
Cán bộ ngoại giao đòi hỏi phải có đầu óc nhạy bén, quan tâm tìm hiểu diễn biến tình hình, chủ động đối phó với tình huống bất ngờ.
Khi đọc các văn bản ngoại giao, họ chú ý để hiểu được các ý mới, chi tiết mới, ngụ ý của đối phương. Khi trao đổi ý kiến, họ nắm được nội dung ý kiến của đối phương, nhanh chóng làm sáng tỏ ý thật hay những điều trình bày còn thiếu rõ ràng. Nhà ngoại giao cũng có ý thức đọc rộng và rèn luyện để có trí nhớ tốt, khả năng đọc nhanh, hiểu nhanh các văn kiện khó.
E. AI SẼ PHÙ HỢP VỚI NGÀNH NGOẠI GIAO?
Nếu bạn là người khao khát hoàn thiện bản thân, khao khát học hỏi và khám phá, hẳn ngoại giao là một trong những sự lựa chọn thích hợp nhất với bạn.
Hiếm có nghề nghiệp nào hoàn thiện được con người một cách toàn diện như ngoại giao. Đây là nghề nghiệp giúp bạn khắc phục được rất nhiều nhược điểm, như tính nóng nảy, hấp tấp, thiếu kiên trì, nhút nhát, vụng về...
Đồng thời, do đòi hỏi của công việc mà tư duy, óc phán đoán, phân tích của bạn cũng sẽ không ngừng được rèn luyện. Tất nhiên, quá trình tự hoàn thiện ấy đầy chông gai mà không phải ai cũng có thể vượt qua. Vì thế, nghề nghiệp này có tính đào thải rất cao.
Nếu những việc như đi lại, gặp gỡ, giao thiệp... luôn hấp dẫn bạn, có thể bạn sẽ thích trở thành nhà ngoại giao. Bởi vì làm ngoại giao là gắn liền với đi lại, giao tiếp. Bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc với những vị nguyên thủ quốc gia, những con người mà tiếng nói có ý nghĩa quyết định đối với các vấn đề của thời đại...
Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rằng “thích” và “hợp” lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Đi lại, gặp gỡ và giao thiệp trong ngoại giao có những đặc trưng riêng rất khác các nghề khác (như nghề du lịch, nghề báo hay nghề PR chẳng hạn).
Giao thiệp trong ngoại giao cũng có nghĩa là bạn luôn phải cẩn trọng và có trách nhiệm về từng cử chỉ, câu nói, nét mặt, tác phong và thậm chí cả trang phục của mình.
Hẳn như bạn đã nhận ra công tác ngoại giao đòi hỏi phải làm việc chăm chỉ, sáng tạo và có hiệu quả trong những điều kiện nhiều bất định, và phải có bản lĩnh
Ngành ngoại giao khá “khắt khe” về hình thức. Dẫu biết rằng “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” những nhà ngoại giao còn là hình ảnh đại diện cho một dân tộc, một quốc gia. Hình thức trong ngoại giao là một tiêu chuẩn bắt buộc.
Bạn không có khả năng giao tiếp tốt, hay ngại ngần, mặc cảm, tự ti? Bạn tốt bụng nhưng “thẳng ruột ngựa”, có gì là nói tuột ra hết? Bạn mơ mộng và cả tin? Bạn sống theo chủ nghĩa lạc quan hay chủ nghĩa bi quan?...Nếu vậy thì thật sự là khó cho bạn nếu bạn chọn nghề ngoại giao. Nếu ngay từ hôm nay bạn không tập cho mình một tính cách, một phong thái của các nhà ngoại giao thì khi bạn bước chân vào nghề này, những nhược điểm ấy sẽ là rào cản rất lớn.
Tất nhiên, chúng ta cũng luôn biết rằng rào cản sinh ra là để vượt qua. Như những đỉnh núi, luôn tồn tại ở đó, nhắc nhở chúng ta về khát vọng chiếm lĩnh độ cao. Bạn có thể vượt qua, và chắc chắn sẽ vượt qua những trở ngại kia, chỉ cần bạn có sự say mê, quyết tâm và lòng tin vào chính bản thân mình.
F. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH NGOẠI GIAO