Trở Thành Lập Trình Viên Cần Những Gì? Ai Sẽ Phù Hợp Với Ngành Lập Trình

03:04, 09/04/2022
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình được coi là ngành học đào tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn nhất. Bởi vậy nhu cầu tìm hiểu của học sinh THPT về ngành học này ngày càng cao. Cùng Bình Minh tìm hiểu những khía cạnh cơ bản về ngành học này để giúp quá trình đặt nguyện vọng của bạn được dễ dàng hơn nha!

Trở Thành Lập Trình Viên Cần Những Gì? Ai Sẽ Phù Hợp Với Ngành Lập Trình

A. NGÀNH LẬP TRÌNH VIÊN LÀ GÌ?
Lập trình viên được hiểu là kỹ sư phần mềm, là người tạo ra các đoạn mã (code) và ghép nối chúng thành những phần mềm trong máy tính hoặc những ứng dụng di động.Nếu muốn đi sâu vào nghiên cứu, bạn có thể chọn một khoa trong các trường công nghệ hoặc một chuyên ngành lập trình viên trong các khoa/viện khoa học công nghệ thông tin của Đại học Bách Khoa, Đại học Bưu chính viễn thông hay Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia… Đây là cái nôi đào tạo ra các kỹ sư công nghệ hàng đầu Việt Nam với những công trình nghiên cứu có giá trị. Nhu cầu tuyển dụng cho ngành CNTT nói chung và chuyên ngành lập trình nói riêng chắc chắn không có nhiều suy chuyển thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn trong thời kỳ hội nhập và công nghệ phát triển này. 
 
B. HỌC NGÀNH LẬP TRÌNH VIÊN THÌ SẼ LÀM GÌ?
Tuỳ thuộc vào định hướng nghề nghiệp và việc lập trình viên học ngành gì, sinh viên có thể lập trình trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
  • Lập trình website
  • Lập trình hệ thống
  • Lập trình game
  • Lập trình mobile
  • Lập trình database
Và dù làm trong lĩnh vực nào thì một lập trình viên đều cần thực hiện một đầu việc cụ thể là:
  • Thiết kế, xây dựng và phát triển các ứng dụng mới
  • Theo dõi các lỗi tiềm ẩn của ứng dụng để sửa chữa kịp thời
  • Nâng cấp các ứng dụng để tăng hiệu suất hoạt động
  • Thiết lập các chức năng xử lý cho ứng dụng
  • Phát triển các công nghệ mới phục vụ từng lĩnh vực
C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC NÀO CÓ THỂ LÀM KHI HỌC NGÀNH LẬP TRÌNH VIÊN?

Chuyên gia kiểm thử phần mềm (Tester)
 
Công việc này có thể gọi vui là người  “ vạch lá tìm sâu”. Sau khi lập  trình viên đã code,  Tester sẽ chạy thử, tìm mọi lỗi trong quá trình vận hành. Bạn cần đặt bản thân vào vị trí người dùng để trải nghiệm sản phẩm và tìm ra những nhược điểm của sản phẩm. Để hoàn thành được công việc này, tester cần phải tỉ mỉ và bỏ ra rất nhiều công sức, cẩn trọng và đôi khi là cả khó tính để đảm bảo đầu ra đạt chất lượng cao nhất.
 
Chuyên gia phát triển web
 
Chuyên gia phát triển web sẽ là người chịu trách nhiệm cho một trang web có layout gọn gàng, bắt mắt, các trang được xây dựng tốt. Các lập trình viên Front-end phụ trách cho phần giao diện của một trang web và trải nghiệm của người dùng: tất cả mọi thứ bạn nhìn thấy trên Internet, từ phông chữ, màu sắc, cho đến menu hay các thanh trượt. Vậy những điều gì giúp phần Front-end của một trang web có thể hoạt động được? Tất cả dữ liệu sẽ lưu trữ ở đâu? Đó là công việc của các lập trình viên Back-end. Từ đó, có thể hiểu khái niệm khác nhau của hai vị trí công việc này như sau: Một lập trình viên Front-end là người chịu trách nhiệm thiết kế nội thất của ngôi nhà đã được xây dựng bởi một lập trình viên Back-end.
 
Lập trình viên đa năng ( Full-stack Developer)
 
Lập trình viên Full-stack làm việc giống như các lập trình viên Backend ở phía máy chủ web nhưng họ cũng có thể thành thạo các ngôn ngữ Front-end để điều khiển nội dung trông như thế nào ở phía giao diện của trang web. 
 
Chuyên viên phân tích quy trình nghiệp vụ ( Business Analyst)
 
Chuyên viên phân tích quy trình nghiệp vụ sẽ là trung gian cầu nối hai bên là khách hàng và lập trình viên, giúp họ hiểu ý và những yêu cầu của nhau. Với công việc này, bạn không chỉ giúp truyền đạt thông tin mà còn giúp tư vấn lựa chọn giải pháp khả thi đồng thời mô hình hoá tài liệu theo ngôn ngữ dễ hiểu nhất đến đối tượng liên quan.
 
Chuyên gia phát triển ứng dụng di động
 
Lập trình di động đang là ngành nổi lên một cách mạnh mẽ. Công việc của chuyên gia lập trình Mobile là sử dụng ngôn ngữ lập trình để sáng tạo ra các ứng dụng chạy trên nền tảng di động, giúp các thiết bị di động trở nên hữu ích hơn.
 
NGOÀI NHỮNG CÔNG VIỆC TRÊN, BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM MỘT VÀI VỊ TRÍ SAU:
  • Chuyên viên phát triển ứng dụng Java.
  • Lập trình viên cơ sở dữ liệu sử dụng SQL Server.
  • Chuyên viên phát triển ứng dụng sử dụng công nghệ Advance Java, phát triển ứng dụng trên cơ sở web sử dụng .NET hay J2EE framework.
  • Chuyên viên phát triển ứng dụng Client/Server với J2EE hoặc .NET.
  • Chuyên gia phân tích hệ thống.
  • Chuyên viên phát triển ứng dụng thương mại điện tử sử dụng sản phẩm của Microsoft và IBM.
  • Quản trị Web.
  • Quản trị cơ sở dữ liệu SQL server.

D. MUỐN LÀM LẬP TRÌNH VIÊN CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ?
Bên cạnh những kỹ năng máy tính cần thiết thì một nhà lập trình viên cũng có những yêu cầu riêng. Hãy cùng đọc xem những kỹ năng đó là gì nha: 
  1. Kỹ năng giải quyết vấn đề
 Đối với một người lập trình phần mềm, kỹ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng. Tất cả các phần mềm được thiết kế để giải quyết cũng như thoả mãn yêu cầu của người dùng. Và trong những giải pháp đó là hàng loạt những vấn đề mà lập trình viên cần xử lý. Yêu cầu càng cao thì lập trình viên càng cần phải cẩn thận, tỉ mỉ.
  1. Kỹ năng tự nghiên cứu
 Ở ngành nào thì kỹ năng tự học cũng rất quan trọng, và đặc biệt kỹ năng này sẽ còn nắm vai trò chủ chốt hơn với các lập trình viên. Bởi lẽ chưa có ngành nào thay đổi nhanh như ngành lập trình phần mềm, phát triển ứng dụng. Vậy nên sinh viên cần có kỹ năng tự nghiên cứu để nhanh chóng áp dụng và nâng cấp trình độ của bản thân.
  1. Kỹ năng định danh
 Hầu hết những gì bạn xây dựng thiết kế phần mềm đều không được nhìn thấy, vì thế phát triển phần mềm là mô tả về tất cả mọi thứ siêu hình. Mỗi lần bạn viết code là bạn đang đặt tên cho các thành phần. Vậy nên kỹ năng đặt tên hay định danh cũng được coi là một yếu tố cần thiết với mỗi sinh viên ngành lập trình.
 
E. AI SẼ PHÙ HỢP VỚI NGÀNH LẬP TRÌNH VIÊN?
Bạn đang chuẩn bị cầm bút viết những dòng nguyện vọng đầu tiên và có niềm đam mê trở thành một lập trình viên. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa chắc chắn rằng ngành học này đòi hỏi những yếu tố gì, vậy hãy tham khảo những dòng dưới đây để xem bản thân có phù hợp với ngành học không nhé!
 
Người cẩn thận
 
Lập trình là công việc phức tạp và yêu cầu sự chính xác đến từng chi tiết. Bởi vậy, lập trình viên phải thật cẩn thận, tỉ mỉ, hạn chế gây ra bất cứ lỗi nhỏ nào để tránh phải mất nhiều thời gian cho việc sửa chữa.
 
Nhanh nhạy với cái mới
 
Công nghệ thông tin trên thế giới đang phát triển từng ngày, từng giờ. Nếu không tự thay đổi bản thân để bắt kịp xu hướng thì các lập trình viên sẽ nhanh chóng bị “tụt hậu”.
 
Luôn không ngừng học hỏi
 
Lập trình là một nghề nghiệp vô vàn áp lực và khó khăn. Bạn cần phải thường xuyên thu nạp thêm kiến thức mới, vừa để cải thiện và nâng tầm bản thân, vừa để hiệu quả công việc đạt mức tốt nhất.
 
Có khả năng tư duy logic
 
Đây chính là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn trở thành một lập trình viên tài năng. Bạn cần có kỹ năng giải quyết vấn đề một cách khoa học và hiệu quả nhất khi đối mặt với mỗi vấn đề trong lập trình.
 
F. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO NGÀNH LẬP TRÌNH VIÊN

STT

Tên trường

Tên khoa

Điểm đầu vào

2019

2020

2021

1

Đại học Y tế công cộng

Tổ chức và quản lý y tế

-

-

-

2

Đại học Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh

Quản lý bệnh viện

14

15

15

3

Đại học Thăng Long

Quản lý bệnh viện

15,4

-

-

Giáo Dục BÌNH MINH