Trọn Bộ Thông Tin Về Ngành Quản Lý Giáo Dục - Là Gì ? Làm Gì? Ai Sẽ Phù Hợp

02:32, 09/04/2022
 Có một thực tế dễ thấy rằng: ngành Quản lý Giáo dục đang cung cấp nguồn nhân lực, giúp xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu từng bước đổi mới như hiện nay. Bởi vậy ngành này được khá nhiều bạn học sinh THPT tìm hiểu và lựa chọn theo học khi lên Đại học? Vậy hãy cùng Bình Minh tìm hiểu xem ngành Quản lý Giáo dục là gì và phù hợp với ai nhé !

Trọn Bộ Thông Tin Về Ngành Quản Lý Giáo Dục - Là Gì ? Làm Gì? Ai Sẽ Phù Hợp

A. NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC LÀ GÌ? 
Quản lý giáo dục (tiếng Anh là Educational Mangement) là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.

B. HỌC NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÌ SẼ LÀM GÌ? 
Cụ thể, vai trò của các nhà quản lý giáo dục thể hiện ở sự sắp xếp, tổ chức, điều hành các phòng ban, đơn vị nhà trường một cách hiệu quả. Trong đó có các hoạt động:
Quản lý giáo dục là tổng thể các hoạt động tổ chức, quản lý, giám sát đánh giá các hoạt động giáo dục tại nhà trường. Các hoạt động đó thường bao gồm: quản lý nhân sự, quản lý đào tạo, quản lý hành chính, cơ sở vật chất,… Qua đó giúp nhà trường đạt được chất lượng giáo dục cũng như hiệu quả kinh tế cao nhất.

C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC NÀO CÓ THỂ LÀM KHI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC? 
Với nhiều ưu điểm và lợi thế về việc làm sau này, ngành quản lý giáo dục được nhiều bạn trẻ tìm hiểu và lựa chọn. Đây cũng là ngành có hướng mở về công việc. 
Sau khi tốt nghiệp cử nhân Quản lý giáo dục bạn có thể làm việc ở các cơ sở giáo dục công lập hay tư thục, phòng giáo dục hay sở giáo dục các địa phương, các trường cao đẳng, đại học, trung tâm, viện nghiên cứu; hoặc tư vấn giáo dục trong và ngoài nước ở một số vị trí công việc như:
– Cán bộ quản lý hành chính giáo dục trong các cơ quan quản lý giáo dục tại các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào tạo.
– Chuyên viên văn phòng; Chuyên viên quản lý học sinh, sinh viên; Chuyên viên quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Chuyên viên phòng đào tạo, phòng đảm bảo chất lượng, phòng thanh tra giáo dục, phòng tổ chức cán bộ…ở các cơ sở giáo dục thuộc các cấp bậc từ mầm non đến đại học. 
– Chuyên viên phụ trách công tác văn hóa, giáo dục tại các cơ quan chính quyền các cấp và các tổ chức văn hóa giáo dục ở cộng đồng.
– Cán bộ nghiên cứu trong các viện, trung tâm nghiên cứu về quản lí giáo dục của các trường đại học, cao đẳng…
– Giảng viên giảng dạy chuyên ngành quản lí giáo dục tại các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Quản lý giáo dục. 
– Nghiên cứu viên chuyên môn ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục. Đây là nền tàng giúp nhiều cán bộ lãnh đạo, cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện thành công sau này. 

D. MUỐN LÀM NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ? 
Những tố chất và kỹ năng cần để làm việc trong ngành Quản lý giáo dục:
  • Có tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật cao trong lao động;
  • Có khả năng thích ứng cao, chịu được áp lực của công việc;
  • Có khả năng nắm bắt và điều khiển tâm lý con người;
  • Có khả năng phán đoán, xử lý và giám sát các hoạt động;
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, thấu hiểu người khác;
  • Chăm chỉ, kiên trì, cẩn thận, tỉ mỉ;
  • Có khả năng ngoại ngữ và tin học.

E. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO [NGÀNH] 

STT

Tên trường

Tên khoa

Điểm đầu vào

2019

2020

2021

1

Học viện Quản lý Giáo dục

Quản lý giáo dục

15

15

-

2

Đại học Thủ đô Hà Nội

Quản lý giáo dục

18

28

28

3

Đại học Sư phạm Hà Nội

Quản lý giáo dục

18.05-.21.25

21.45-24

25.7-26.75

Giáo Dục BÌNH MINH