Từ A Đến Z Về Ngành Chuyên Gia Máy Tính - Học Xong Làm Nghề Gì? Trường Nào Đào Tạo?

03:42, 10/04/2022
Dưới thời kỳ khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì con người chúng ta nói chung và học sinh, sinh viên được tiếp xúc với máy tính, với thông tin từ khá sớm. Từ đó cũng đã tạo nên những đam mê, những niềm yêu thích với ngành “Khoa học máy tính” này. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những băn khoăn như “ Học ngành này sau ra làm gì nhỉ?”, hay “ Ngành này đào tạo ở đâu thì tốt?”,... Vì vậy, hãy cùng Bình Minh khám phá tất tần tật các thông tin về ngành nghề thu hút này nhé.

Từ A Đến Z Về Ngành Chuyên Gia Máy Tính -  Học Xong Làm Nghề Gì? Trường Nào Đào Tạo?

A. NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH LÀ GÌ?

Khoa học máy tính ( Computer science) là ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán, quy trình và cách hoạt động của máy tính, cải thiện và nâng cao hiệu suất cho các thuật toán, công nghệ mới, giao tiếp giữa máy tính và con người. Thông qua ngành này sẽ xây dựng được các phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo, máy móc,...

Khoa học máy tính cũng đang trở nên ngày càng cần thiết khi xu hướng công nghệ hoá và thông minh hoá mọi thứ ngày càng trở nên mạnh mẽ. Ngoài ra, ngành học này cũng được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích, đặt nguyện vọng hàng đầu. 

B. HỌC NGÀNH KHOA HỌC MÁY TÍNH THÌ SẼ LÀM GÌ?

Với sự phát triển của công nghệ 4.0 hiện nay, cơ hội cho ngành công nghệ thông tin như khoa học máy tính khá rộng mở. Và dưới đây là một số công việc mà một nhà chuyên gia máy tính thường làm:

  • Thường thì chuyên gia máy tính sẽ thực hiện các công việc liên quan đến phần cứng và phần mềm của máy tính. Cụ thể là các công việc liên quan đến cài đặt phần mềm, sửa chữa các thiết bị, hỗ trợ khắc phục các sự cố của máy tính.

  • Hỗ trợ các thông tin liên quan đến kỹ thuật máy tính

  • Thực hiện các công việc liên quan đến in ấn

  • Đảm bảo sự đồng bộ máy tính trong cùng một hệ thống

  • Bảo trì, bảo hành, bảo dưỡng máy tính khi đến kỳ hạn.


C. CÁC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC NÀO CÓ THỂ LÀM KHI HỌC KHOA HỌC MÁY TÍNH?

  • Chuyên gia máy tính

Một nghề năng động và thu hút rất nhiều bạn trẻ bởi mức lương bổng hấp dẫn và cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Nếu đam mê với ngành học này thì việc trở thành một chuyên gia máy tính có thể coi là lựa chọn rất sáng suốt đó.

  • Kỹ sư phần mềm

Với nghề này, sinh viên cần có kiến thức cũng như hiểu rõ về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm, hệ điều hành máy tính. Và bạn sẽ là người tạo ra các phần mềm và hệ thống trên máy tính.

  • Thiết kế ứng dụng

Nếu trước giờ bạn chỉ dùng những ứng dụng có sẵn thì giờ đây bạn hoàn toàn có thể thiết kế một ứng dụng của riêng mình, phục vụ mục đích cá nhân. Ngoài ra, bạn còn có thể thiết kế đáp ứng nhu cầu của khách hàng nữa.


NGOÀI NHỮNG CÔNG VIỆC TRÊN, BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM MỘT VÀI VỊ TRÍ SAU

  • Kinh doanh sửa chữa máy tính

  • Lập trình viên tại các doanh nghiệp về CNTT

  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển công nghệ tri thức

  • Các bộ nghiên cứu khoa học ở các trường, các viện, trung tâm,..

  • Lập trình đồ hoạ, game, ứng dụng phần mềm

  • Chuyên viên xử lý ảnh, video,...

D. MUỐN LÀM CHUYÊN GIA MÁY TÍNH CẦN CÓ KỸ NĂNG GÌ?

Để trả lời cho câu hỏi “ Có nên học ngành khoa học máy tính không?”, bạn cần biết rõ mình có những tố chất gì, và ngành học này đòi hỏi những kỹ năng gì. Để giúp các bạn tìm ra đáp án nhanh nhất, Bình Minh đã chuẩn bị trước cho bạn những “yêu cầu” cơ bản, bạn hãy đọc nhé!

  • Kỹ năng toán học

Không chỉ ngành KHMT không đâu mà  các ngành CNTT khác đều yêu cầu rất nặng về Toán. À và Toán ở đây là khả năng giải quyết vấn đề, cách suy nghĩ về vấn đề đó chứ không phải toán cấp 3 đâu nên nếu bạn cảm thấy bạn có tư duy tốt thì vẫn theo được ngành này nha. Riêng các bạn có định hướng theo các ngành về AI,ML... thì cần tập trung vào việc học toán khi lên đại học nhé vì nếu bạn học không tốt các môn Giải Tích,DSTT,XSTK thì khi học các chuyên ngành này sẽ khá mệt đấy.

  • Kỹ năng tự học

Lên đại học thì các bạn sẽ không thể học theo cách thầy cô bảo gì thì học ấy như lúc cấp 3 được mà các bạn buộc phải chủ động tìm hiểu và đọc qua các tài liệu về môn học đó trước vì nó sẽ giúp bạn tiếp thu bài giảng thầy cô tốt hơn. Và đặc biệt hơn là lên đại học chỉ dạy bạn những kiến thức nền tảng nhất nên các bạn buộc phải tìm hiểu về các công nghệ mới và ứng dụng những gì mình đã học để có thể làm việc được nhé.

  • Khả năng ngoại ngữ

Đối với ngành này thì ngoại ngữ là điều tối quan trọng, vì thế hãy luôn đầu tư ngoại ngữ của mình ngay từ bây giờ nhé, vì nếu bạn có khả năng ngoại ngữ tốt thì bạn có thể offer vào các công ty lớn, công ty nước ngoài và quan trọng nhất là dễ dàng đọc  và xem các tài liệu tiếng anh. 2 ngoại ngữ mà dân CNTT mình cần nhất là tiếng Nhật với Tiếng Anh.


E. AI SẼ PHÙ HỢP VỚI CHUYÊN GIA MÁY TÍNH?

Bạn sắp bước vào kì thi THPTQG, bạn có niềm đam mê với máy tính và công nghệ nhưng không biết bản thân có thực sự phù hợp với niềm yêu thích này không? Vậy bạn hãy tham khảo những dòng dưới đây và thử tự đánh giá bản thân xem sao nhé!

  • Giỏi toán, có khả năng tư duy khoa học, logic và óc phán đoán tốt
  • Cẩn thận, kiên nhẫn, tỉ mỉ, có thể chịu áp lực cao trong thời gian dài
  • Biết cách quản lý thời gian hiệu quả
  • Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, sẵn sàng lắng nghe, giao tiếp khéo léo
  • Không ngại thử thách, không sợ tiếp cận với cái mới
  • Luôn nghĩ đến tính khả thi trong tương lai của mỗi phần mềm khi phát triển chúng
  • Chăm chỉ học hỏi, dành nhiều thời gian luyện tập các kỹ năng chuyên môn hàng ngày
  • Chấp nhận sự thú vị và buồn chán của ngành này như một quy luật tất yếu
  • Không kiêu căng, tự mãn, luôn học tập và làm việc với thái độ cầu thị
 
F. CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO CHUYÊN GIA MÁY TÍNH

STT

Tên trường

Tên khoa

Điểm đầu vào

2019

2020

2021

1

Đại học Bách khoa Hà Nội

Khoa học máy tính

27,42

29,04

28,43

2

Đại học Bách khoa Hà Nội

Kỹ thuật máy tính

26,85

28,65

28,1

3

Đại học Bách khoa Hà Nội

Công nghệ thông tin Global ICT

26

28,38

27,85

4

Đại học Công nghệ- ĐHQGHN

Công nghệ thông tin

25,85

28,1

28,75

5

Đại học Công nghệ- ĐHQGHN

Máy tính và robot

24,45

27,25

27,65


6


Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội


Công nghệ thông tin và truyền thông


19,05


 

24,75



25,75

7

Đại học FPT

Công nghệ thông tin

21

21

-

 
Giáo Dục BÌNH MINH