Đại Học Bách Khoa Hà Nội Tuyển Sinh 2023

01:44, 23/04/2023

Đại Học Bách Khoa Hà Nội Tuyển Sinh 2023

Năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tuyển sinh 7.985 chỉ tiêu với 3 phương thức xét tuyển chính.

Đại Học Bách Khoa Hà Nội Tuyển Sinh 2023

1. Thông tin chung

  • Tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến: 7.985 sinh viên

  • Gồm 3 phương thức tuyển sinh:

    1. Phương thức xét tuyển tài năng (XTTN);

    2. Phương thức xét tuyển dựa theo kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (ĐGTD);

    3. Phương thức xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 (THPT);

2. Các phương thức tuyển sinh

(1) Xét tuyển tài năng: gồm các phương thức sau:

(1.1) Xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

(1.2) Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level, AP và IB;

(1.3) Xét tuyển dựa theo hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.


1.1. Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT

Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG), cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cụ thể như sau:

i) Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Quốc tế hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG Quốc gia được xét tuyển thẳng vào các ngành học phù hợp với môn đạt giải.

ii) Thí sinh trong đội tuyển Quốc gia tham dự cuộc thi KHKT Quốc tế hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức được xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp với lĩnh vực đề tài dự thi.


1.2. Xét tuyển theo chứng chỉ Quốc tế

Đối tượng xét tuyển: Thí sinh có điểm trung bình chung (TBC) học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên; có ít nhất 1 trong các chứng chỉ Quốc tế sau: SAT, ACT, A-Level, AP và IB.

1.3. Xét tuyển theo Hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn

Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, có điểm TBC học tập các môn văn hóa (trừ 2 môn Thể dục và GDQPAN) từng năm học lớp 10, 11 và lớp 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng ít nhất một (01) trong những điều kiện sau:

i) Được chọn tham dự kỳ thi HSG Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, Tư hoặc Khuyến khích trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh/thành phố do Sở GD&ĐT tổ chức (hoặc tương đương do các Đại học quốc gia, Đại học vùng tổ chức) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ, Tổ hợp trong thời gian học THPT;

ii) Được chọn tham dự cuộc thi KHKT Quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức;

iii) Được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên;

iv) Có chứng chỉ IELTS (academic) Quốc tế 6.0 trở lên (hoặc chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương – xem Bảng 2 quy đổi chứng chỉ tiếng Anh) được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế - Quản lý;

v) Học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng.

(2) Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy

  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi Đánh giá tư duy (ĐGTD) do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức;

  • Điều kiện dự tuyển:  Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do ĐHBK Hà Nội quy định;

  • Tổ hợp xét tuyển dự kiến: K00 (tư duy toán học, tư duy đọc hiểu, tư duy khoa học/giải quyết vấn đề);

  • Xét tuyển vào tất cả các ngành/chương trình trừ các chương trình Ngôn ngữ Anh;

(3) Xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2023

  • Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 do Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT tổ chức;

  • Điều kiện dự tuyển: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT, đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do ĐHBK Hà Nội quy định;

  • Các tổ hợp xét tuyển A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (tùy theo từng chương trình đào tạo khác nhau).

Lưu ý:

  • Thí sinh được sử dụng chứng chỉ tiếng Anh VSTEP và quốc tế (IELTS, TOEFL, TOEIC … ) để quy đổi thành điểm tiếng Anh khi xét tuyển theo các tổ hợp A01, D01, D07;

  • Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, ngoài các điều kiện cần thiết (theo các phương thức tuyển sinh), thí sinh cần có một trong những điều kiện về trình độ tiếng Anh như sau:

    • Chứng chỉ tiếng Anh VSTEP trình độ B1 trở lên, IELTS (academic) 5.0 trở lên hoặc tương đương;

    • Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 môn tiếng Anh đạt yêu cầu của ĐHBK Hà Nội.

3. Danh mục các chương trình và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2023

Năm 2023, ĐHBK Hà Nội dự kiến tuyển sinh 63 chương trình đào tạo, trong đó:

  • Số lượng chương trình đại trà (chương trình chuẩn): 35 (02 chương trình mới)

  • Số lượng chương trình chất lượng cao: 23, trong đó:

    • Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh: 16

    • Chương trình có tăng cường ngoại ngữ (Nhật, Pháp): 03

    • Chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác (Nhật, Đức): 04

  • Số lượng chương trình PFIEV: 02

  • Số lượng chương trình liên kết quốc tế: 03

Bảng 1 – Danh mục chương trình đào tạo, chỉ tiêu và mã xét tuyển

 

Chương trình/ngành đào tạo

Chỉ tiêu

Mã xét tuyển 

A. CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

1

Kỹ thuật Sinh học

80

BF1

2

Kỹ thuật Thực phẩm

200

BF2

3

Kỹ thuật Hóa học

520

CH1

4

Hóa học

120

CH2

5

Kỹ thuật In

40

CH3

6

Công nghệ Giáo dục

80

ED2

7

Kỹ thuật điện

220

EE1

8

Kỹ thuật điều khiển & Tự động hóa

500

EE2

9

Quản lý năng lượng (thay thế cho Kinh tế Công nghiệp không tuyển sinh từ 2023)

60

EM1

10

Quản lý Công nghiệp

80

EM2

11

Quản trị Kinh doanh

100

EM3

12

Kế toán

80

EM4

13

Tài chính-Ngân hàng

60

EM5

14

Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông

480

ET1

15

Kỹ thuật Y sinh

60

ET2

16

Kỹ thuật Môi trường

120

EV1

17

Quản lý Tài nguyên và Môi trường

80

EV2

18

Tiếng Anh KHKT và Công nghệ

180

FL1 (1)

19

Kỹ thuật Nhiệt

250

HE1

20

CNTT: Khoa học Máy tính

300

IT1 (2)

21

CNTT: Kỹ thuật Máy tính

200

IT2

22

Kỹ thuật Cơ điện tử

300

ME1

23

Kỹ thuật Cơ khí 

500

ME2

24

Toán-Tin

120

MI1

25

Hệ thống Thông tin quản lý

60

MI2

26

Kỹ thuật Vật liệu

260

MS1

27

Vật lý Kỹ thuật

150

PH1

28

Kỹ thuật Hạt nhân 

30

PH2

29

Vật lý Y khoa

40

PH3

30

Kỹ thuật Ô tô

200

TE1

31

Kỹ thuật Cơ khí động lực

90

TE2

32

Kỹ thuật Hàng không

50

TE3

33

Công nghệ Dệt-May

220

TX1

34

Kỹ thuật Vi điện tử và Công nghệ nano (chương trình mới)

40

MS2

35

Công nghệ vật liệu Polyme và Compozit (chương trình mới)

40

MS3

B. CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO (CỦA ĐHBK HÀ NỘI)

B1. Chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh

36

Kỹ thuật sinh học (chương trình mới)

40

BF-E19

37

Kỹ thuật Thực phẩm

80

BF-E12

38

Kỹ thuật Hóa dược

80

CH-E11

39

Hệ thống điện và năng lượng tái tạo

50

EE-E18

40

Kỹ thuật điều khiển-Tự động hóa

100

EE-E8

41

Phân tích Kinh doanh

100

EM-E13

42

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

120

EM-E14

43

Truyền thông số và Kỹ thuật đa phương tiện

60

ET-E16

44

Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông

60

ET-E4

45

Kỹ thuật Y sinh

40

ET-E5

46

An toàn không gian số - Cyber Security

40

IT-E15 (2)

47

Công nghệ Thông tin Global ICT

100

IT-E7 (2)

48

Khoa học Dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo

100

IT-E10 (2)

49

Kỹ thuật Cơ điện tử

120

ME-E1

50

Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu

50

MS-E3

51

Kỹ thuật Ô tô

80

TE-E2

B2. Chương trình có tăng cường ngoại ngữ

52

Hệ thống nhúng thông minh và IoT (tăng cường tiếng Nhật)

60

ET-E9

53

Công nghệ Thông tin Việt – Nhật (tăng cường tiếng Nhật)

240

IT-E6

54

Công nghệ Thông tin Việt-Pháp (tăng cường tiếng Pháp)

40

IT-EP(2)

B3. Chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác

55

Điện tử - Viễn thông - ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức)

40

ET-LUH

56

Cơ điện tử - hợp tác với ĐH Leibniz Hannover (CHLB Đức)

40

ME-LUH

57

Cơ điện tử - hợp tác với ĐHCN Nagaoka (Nhật Bản)

90

ME-NUT

58

Cơ khí Chế tạo máy – hợp tác với trường ĐH Griffith (Australia)

40

ME-GU

C. CHƯƠNG TRÌNH PFIEV

59

Cơ khí Hàng không

35

TE-EP

60

Tin học công nghiệp và Tự động hóa

40

EE-EP

D. CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

61

Quản trị Kinh doanh - ĐH Troy (Hoa Kỳ) (do ĐH Troy cấp bằng)

80

TROY-BA

62

Khoa học Máy tính - ĐH Troy (Hoa Kỳ) (do ĐH Troy cấp bằng)

80

TROY-IT

63

Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế 

(do ĐHBK Hà Nội và ĐH Plymouth Marjon-Vương quốc Anh cấp bằng)

90

FL2 (1)

Tổng chỉ tiêu năm 2023

7.985

 

Ghi chú:

(1) – Chương trình không xét tuyển theo phương thức điểm thi đánh giá tư duy.

(2) – Chương trình không xét tuyển theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT.

- Mã xét tuyển theo từng phương thức tuyển sinh sẽ được thông tin cụ thể trong Đề án tuyển sinh 2023 của ĐHBK Hà Nội.

Bảng 2 - Mã tổ hợp xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 

Tổ hợp

Các môn/bài thi trong tổ hợp

A00

Toán, Vật lý, Hóa học

A01

Toán, Vật lý, Tiếng Anh

A02

Toán, Vật lý, Sinh học

B00

Toán, Hóa học, Sinh học

D01

Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07

Toán, Hóa học, Tiếng Anh

D26

Toán, Vật lý, Tiếng Đức

D28

Toán, Vật lý, Tiếng Nhật

D29

Toán, Vật lý, Tiếng Pháp

Bảng 3 - Mã tổ hợp xét tuyển theo kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy

Tổ hợp

Các phần thi trong bài thi

K00

Toán, Đọc hiểu, Khoa học/Giải quyết vấn đề


4. Quy định về quy đổi tương đương các chứng chỉ tiếng Anh

Bảng 4 - Quy định về các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương 

IELTS

TOEFL

Cambridge

Enghlish Scale

PTE

Academic

TOEIC

APTIS

VSTEP

iBT

 

General

Advanced

5.0

35-45

433-450

151 - 159

36 - 41

550-600

131

110

B1

 

5.5

46-59

451-509

160 - 170

42 - 53

601-650

153

126

B2

6.0

60-78

510-547

171 - 179

54 - 64

651-700

160

153

6.5

79-89

548-569

180 - 183

65 - 69

701-750

170

160

C1

7.0

90-99

570-591

184 - 191

70 - 74

75 -800

180

165

7.5

100-109

592-613

192 - 199

75 - 78

801-850

190

170

8.0

110-114

614-635

200 - 210

79 - 82

851-900

> 190

178

C2

8.5

115-119

636-657

211 - 220

83 - 86

901-950

185

9.0

120

658-677

221 - 230

87 - 90

951-990

 

Bảng 5 - Quy đổi điểm chứng chỉ IELTS (Academic) thành điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07

IELTS

5.0

5.5

6.0

³ 6.5

Điểm quy đổi

8,50

9,00

9,50

10,00


5. Thông tin về kỳ thi Đánh giá tư duy năm 2023

5.1. Cấu trúc bài thi năm 2023

Để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của Bộ GD&ĐT mới triển khai áp dụng từ năm 2022 và đảm bảo quyền lợi của học sinh, ĐHBK Hà Nội dự kiến điều chỉnh nội dung các phần thi của bài thi đánh giá tư duy theo hướng gọn nhẹ. Theo đó, tổng thời gian của bài thi gồm 150 phút cho 3 nội dung thi gồm: Tư duy Toán học (60 phút), Tư duy Đọc hiểu (30 phút) và Tư duy Giải quyết vấn đề (60 phút) với hình thức thi là hoàn toàn Trắc nghiệm. Bài thi sẽ được tổ chức nhiều đợt thi trong năm, thí sinh dự thi sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả thi và có thể sử dụng để xét tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước có nhu cầu.

Bảng 6 – Cấu trúc Bài thi Đánh giá tư duy (điều chỉnh)

TT

Phần thi

Hình thức thi

Thời lượng(phút)

Điểm

1

Tư duy Toán học

TN

60

40

2

Tư duy Đọc hiểu

TN

30

20

3

Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề

TN

60

40

Tổng

150

100

5.2 Kế hoạch tổ chức thi năm 2023

(1) Đối tượng dự thi: Thí sinh là học sinh THPT, thí sinh tự do.

(2) Phạm vi: Thí sinh ở tất cả các Tỉnh, Thành phố trên toàn quốc có thể đăng ký dự thi.

(3) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm khách quan trong khung thời gian chung là 150 phút.

(4) Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức kỳ thi năm 2023: Tổ chức 03 đợt thi

(5) Các khối ngành có thể sử dụng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển đại học năm 2023:

  • Các khối ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ;

  • Các khối ngành kinh tế, ngoại thương, tài chính, ngân hàng;

  • Các khối ngành y, dược;

  • Các khối ngành công nghiệp, nông nghiệp...


Giáo Dục BÌNH MINH